Vượt lên số phận, giúp người khó khăn

HNM| 25/01/2022 07:43

Anh Đặng Đình Mạnh (42 tuổi) ở tổ 3 Khu đô thị Mễ Trì Hạ (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) được nhiều người biết đến nhờ nỗ lực vượt lên số phận để thành công trong phát triển kinh tế và tích cực tham gia công tác xã hội. Với tấm lòng nhân ái, anh Mạnh còn tích cực sẻ chia, giúp đỡ nhân viên trong công ty mà anh quản lý, cũng như hỗ trợ nhiều mảnh đời khó khăn, mong muốn họ có thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống.

Vượt lên số phận, giúp người khó khăn
Anh Đặng Đình Mạnh (thứ tư từ trái sang) tặng các suất ăn cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch quận Bắc Từ Liêm.

Vượt lên số phận

Mồ côi cha từ sớm, mẹ đi làm xa, anh Đặng Đình Mạnh khi còn nhỏ phải sống với ông bà ngoại ở huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình). Cảnh nhà khó khăn, anh Mạnh thường phụ giúp ông bà việc chăn trâu, cắt cỏ... Không may, trải qua một trận sốt cao, anh bị teo cơ một bên chân. Nghĩ về lòng yêu thương vô hạn của ông bà vất vả chăm nuôi mình, anh Mạnh quyết tâm vượt lên số phận. Anh đã tìm đến những huấn luyện viên võ thuật để rèn luyện sức khỏe... Nhờ chăm chỉ và lòng quyết tâm tự luyện cho đôi chân lành lặn, anh Mạnh đã không những hồi phục dần, mà còn trở thành vận động viên võ thuật có tiếng trong vùng. Không những thế, anh còn chứng minh cho bạn bè và người thân về nghị lực của mình trong học tập, với thành tích thi đỗ vào các trường: Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Thương mại.

Là người giàu nghị lực và ham học hỏi, anh Mạnh đã nhanh chóng tìm hướng đi cho tương lai. Tốt nghiệp đại học, lập gia đình, anh nỗ lực gây dựng được sự nghiệp với chuỗi nhà hàng ăn uống nổi tiếng tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố lân cận... Để có được thành công với chuỗi nhà hàng ăn uống, anh vừa vận dụng kiến thức học ở trường, trong cuộc sống, vừa phải học nghề đầu bếp... Với vai trò bếp trưởng, anh đã đào tạo ra nhiều đầu bếp lành nghề, trong đó một số người đã đứng ra lập cơ sở riêng, có thu nhập ổn định...

Từ thành công bước đầu, anh Đặng Đình Mạnh đã thành lập Công ty cổ phần Thương mại Trường Vũ, với hơn 60 cán bộ, nhân viên. Anh cũng đã được một số nhà nghiên cứu đề nghị tham gia việc khôi phục, phát triển văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc.

Lan tỏa tình yêu thương từ sự đồng cảm

Từ trải nghiệm cuộc sống khó khăn, gian nan bởi bệnh tật, nên khi có được thành công, anh Đặng Đình Mạnh luôn đau đáu về việc phải làm sao giúp đỡ thật nhiều người kém may mắn. Hễ thấy ai thiếu thốn vật chất, anh sẵn sàng sẻ chia với họ hoặc nếu có thể, mang đến một công việc phù hợp để họ có thu nhập ổn định.

Chị Nông Thị Kiều, quê ở Yên Bái xúc động kể: "Bố em bị ung thư, qua đời sớm. Em khăn gói xuống Hà Nội xin làm thuê, mong có thêm khoản tiền giúp mẹ nuôi các em nhỏ. Biết hoàn cảnh của em, anh Mạnh đã nhận em vào làm nhân viên. Từ đó, em có được chỗ ăn ở cùng các nhân viên trong nhà hàng, lại có mức lương ổn định để hỗ trợ gia đình".

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, anh Mạnh đã phải rút gọn mô hình kinh doanh, từ 4 nhà hàng xuống còn lại 2 nhà hàng hoạt động, thậm chí phải bán cả xe ô tô để duy trì việc trả tiền lương cho tất cả người lao động trong công ty. “Tôi biết nhân viên đều có hoàn cảnh khó khăn nên luôn cố gắng, nỗ lực vượt qua dịch bệnh. Tuy cửa hàng phải đóng cửa nhiều lần vì giãn cách xã hội phòng, chống dịch, nhưng tôi vẫn giữ lại tất cả nhân viên và chi trả lương tháng đầy đủ để mọi người ổn định cuộc sống”, anh Mạnh tâm sự.

Không chỉ vậy, anh Mạnh còn được nhiều người quý mến, nể phục bởi sự năng động, sáng tạo trong các hoạt động vì cộng đồng. Điển hình từ năm 2020 đến nay, anh đã thành lập Ban Tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu, tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, anh còn mua nhiều đồ dùng thiết yếu tặng cho lực lượng phòng, chống dịch ở phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm).

Chị Nguyễn Thị Hạnh, người điều phối hoạt động của Ban Tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu cho biết: "Anh Đặng Đình Mạnh đã chi 200 triệu đồng cho các hoạt động hỗ trợ đẩy lùi dịch Covid-19. Từ nguồn tiền này, chúng tôi đã nấu khoảng 5 nghìn suất cơm, cháo, rồi đi tặng cho những người ở tuyến đầu chống dịch, đồng thời đội ngũ trong Ban Tiếp sức còn đi nấu cơm cho các khu vực cách ly. Ngoài ra, chúng tôi hỗ trợ đồng bào một số tỉnh tiêu thụ 20 tấn nông sản, góp phần giúp nhiều hộ nông dân có thể tái sản xuất".

Nói về anh Đặng Đình Mạnh, chị Nguyễn Thu Hương, Quản trị nhà CT2C Khu đô thị Mễ Trì Hạ (phường Mễ Trì) nhận định, anh Mạnh là công dân có nhiều đóng góp với địa phương, được mọi người quý mến, thường xuyên ủng hộ, chung tay cùng làm việc thiện nguyện với cộng đồng. Còn nguyên Chủ tịch UBND phường Mễ Trì Hứa Đức Minh (nay là Chủ tịch UBND phường Mỹ Đình 2) cũng khẳng định, anh Mạnh luôn tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương phòng, chống dịch và hỗ trợ các hoạt động thiện nguyện, xứng đáng với danh hiệu "Người tốt, việc tốt" các năm 2020 và 2021 do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trao tặng.

(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Vượt lên số phận, giúp người khó khăn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO