Vụ chìm xuồng 5 người chết: Chồng đau đớn nhìn vợ con chìm dưới sông

Kim Ngân/congannhandan| 14/07/2017 22:23

Nhiều lần anh K’rong đòi lao xuống sông K’rông Nô để tìm thi thể con trai và những người đang mất tích nhưng được lực lượng chức năng kịp thời ngăn cản, giữ lại.

Từ khi xảy ra vụ tai nạn thương tâm trên, anh Liêng Hor K’rong (31 tuổi), người may mắn thoát chết, cũng là chồng của nạn nhân đã tử vong, chị Cil Pam Krim và có con trai là Cil Pam Ya Cơ đang mất tích, thơ thẩn như người không hồn. 

Nỗi đau đớn, bàng hoàng hiện rõ trên nét mặt, từ hôm qua tới nay, nhiều lần anh K’rong đòi lao xuống sông K’rông Nô để tìm thi thể con trai và những người đang mất tích nhưng được lực lượng chức năng kịp thời ngăn cản, giữ lại.

Vụ chìm xuồng 5 người chết: Chồng đau đớn nhìn vợ con chìm dưới sông
Thân nhân các nạn nhân đau đớn trông đợi lực lượng chức năng tìm kiếm thi thể những người xấu số

Ngồi trên bờ, trước mặt là dòng K’rông Nô đang cuồn cuộn chảy, đôi mắt đỏ hoe, anh Liêng Hor K’rong cho biết, lúc chiếc xuồng đang qua sông, có ai đó ngồi nhấp nhổm ở mép nên xuồng mất thăng bằng, lật úp. 

Cả 7 người trên chiếc xuồng cùng nhiều bao măng tươi bị lật nhào xuống sông, anh K’rong loay hoay tìm kiếm dưới nước thì thấy vợ đang chìm. “Tôi kéo được vào bờ thì mọi người bảo nó chết rồi”-K’rong đau đớn nói. Anh K’rong để vợ trên bờ rồi tiếp tục bơi ra tìm kiếm con trai và những người còn lại những không thấy ai nữa.

Anh Kră Janh K’rong, chồng của nạn nhân đang mất tích dưới sông K’rông Nô là chị Ktôn K’Đơn cho biết, đây là lần đầu tiên vợ anh đi hái măng rừng trong mùa mưa năm nay. Trước ngày xảy ra sự cố chìm xuồng đau lòng trên, chị Ktôn K’Đơn nói với chồng nhà đã hết gạo nên phải đi theo người làng vào rừng sâu hái măng về bán lấy tiền đong gạo. 

Ngồi bên dòng K’rông Nô trong cơn mưa rừng rét mướt, anh Kră Janh K’rong khóc rưng rức, không ngờ đây là chuyến đi định mệnh của vợ mình. 

Ông Phạm Triều, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, người đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác tìm kiếm thi thể các nạn nhân cho biết, ngày 14-7, lực lượng chức năng đã mở rộng khu vực tìm kiếm, chạy dài gần 1km nhưng đến chiều cùng ngày vẫn chưa phát hiện thêm thi thể nạn nhân nào. 

Theo ông Triều, hiện nước sông K’rông Nô tiếp tục dâng cao do trong vùng có mưa lớn, công tác tìm kiếm thi thể những nạn nhân còn lại gặp rất nhiều khó khăn. Trước mắt, UBND huyện Lạc Dương sẽ hỗ trợ mỗi gia đình có người gặp nạn 5 triệu đồng để lo công tác ma chay.

Trước đó, sáng sớm ngày 13-7, 9 người dân ngụ tại xã Đưng K’nớ, huyện Lạc Dương, thuê ông Nguyễn Tấn Lực (thường trú tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng), sử dụng một chiếc xuồng máy tự chế chở qua sông K’rông Nô sang vùng rừng núi, thuộc địa phận tỉnh Đắk Lắk để hái măng rừng về bán. Khi đã qua sông, 2 trong số 9 thành viên trong nhóm tách ra khỏi đoàn, đi hái măng tại một địa điểm riêng.

Vụ chìm xuồng 5 người chết: Chồng đau đớn nhìn vợ con chìm dưới sông

Lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thi thể 4 nạn nhân còn lại.

Khoảng 10h30’ cùng ngày, ông Nguyễn Tấn Lực được nhóm gọi thuê chở người và măng qua sông để về nhà. Trong lúc chiếc xuồng đang chạy ngược dòng nước để sang bên kia sông, có thể do phải chở quá tải trọng, chiếc xuồng này chòng chành rồi bất ngờ lập úp, cả 7 người trên xuồng bị rơi xuống sông. Ông Nguyễn Tấn Lực (chủ xuồng) và anh Liêng Hor K’rong may mắn bơi được vào bờ nên thoát chết.

Năm người bị nước nhấn chìm gồm chị Cil Pam Karim (30 tuổi), em Cil Pam Ya Cơ (9 tuổi, con trai chị Karim), em Cil Pam Ha Nick (15 tuổi, cháu chị Karim), Bon Niêng K’Yên (24 tuổi), và chị Ktôn K’Đơn (33 tuổi). Riêng chị Cil Pam Karim, vào thời điểm xảy ra vụ lật xuồng được chồng là anh Liêng Hor K’rong tìm thấy và dìu vào bờ nhưng đã tử vong. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Hà Nội chủ động ứng phó với mưa lớn
    Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động ứng phó với mưa lớn, giảm thiểu thiệt hai do thiên tai.
  • Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài đoạt giải Vàng Kiến trúc Quốc gia
    Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài (TP Huế) vừa được vinh danh giải Vàng hạng mục “Công trình Kiến trúc Đặc biệt” và giải “Vì sự phát triển Kiến trúc” tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Vụ chìm xuồng 5 người chết: Chồng đau đớn nhìn vợ con chìm dưới sông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO