Vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Đồng Tâm: Truy tố 29 bị can

kinhtedothi| 26/06/2020 17:24

Ngày 25/6, Viện KSND TP Hà Nội đã ban hành Cáo trạng số 241/CT-VKS-P2 truy tố 29 bị can trong vụ đổ xăng đốt làm 3 chiến sĩ công an hy sinh ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ra TAND TP Hà Nội để xét xử theo thẩm quyền.

Theo đó, 25 bị can bị truy tố về tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123, khoản 1, điểm a, d, n, o - Bộ luật Hình sự năm 2015, gồm: Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Thị Lụa, Trần Thị La, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Văn Duệ, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Văn Tuấn, Trịnh Văn Hải, Nguyễn Xuân Điều, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan và Nguyễn Văn Trung.

4 bị can: Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung và Trần Thị Phượng bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 330, khoản 2, điểm a - Bộ luật Hình sự. Toàn bộ 29 bị can đều trú tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

Theo cáo trạng, mặc dù biết rõ đất cánh đồng Sênh (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) là đất quốc phòng. Tuy nhiên, từ năm 2013, Lê Đình Kình (sinh năm 1936; trú tại xã Đồng Tâm) đã cùng Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển và một số đối tượng thành lập “Tổ đồng thuận” với mục đích chiếm lại đất đồng Sênh chia nhau.

Các đối tượng đã lôi kéo, kích động Nhân dân khiếu kiện phức tạp về việc quản lý, sử dụng đất của chính quyền xã Đồng Tâm; sử dụng mạng xã hội tuyên truyền sai sự thật. Đồng thời, kêu gọi người dân Đồng Tâm “đấu tranh để giữ đất”. Từ năm 2017 đến đầu năm 2020, Lê Đình Kình đã chỉ đạo “Tổ đồng thuận” và nhiều đối tượng khác gây ra nhiều vụ bắt giữ người trái pháp luật, cố ý làm hư hỏng tài sản.

Đầu tháng 1/2020, khi biết lực lượng Công an TP Hà Nội về xã Đồng Tâm, Lê Đình Kình đã cùng nhiều đối tượng tổ chức họp để chỉ đạo chống đối, sát hại lực lượng công an. Rạng sáng 9/1/2020, khi lực lượng công an đến cổng thôn Hoành, xã Đồng Tâm (cách nhà Lê Đình Kình khoảng 50m) để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch thì bị các đối tượng dùng gạch đá, bom xăng, dao bầu tấn công.

Dù tổ công tác nhiều loa kêu gọi các đối tượng dừng ngay hành vi vi phạm pháp luật nhưng các đối tượng vẫn chống đối quyết liệt. Chức và Công đã sử dụng lựu đạn ném về phía tổ công tác nhưng không nổ. Theo sự phân công, lực lượng công an gồm các đồng chí: Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy, Dương Đức Hoàng Quân và nhiều người khác triển khai kế hoạch đột nhập, bắt giữ các đối tượng.

Khi các đồng chí Thịnh, Huy và Quân di chuyển để sang mái nhà Lê Đình Chức thì Chức dùng tuýp sắt gắn dao bầu chọc từ trên xuống, các đối tượng khác ném bom xăng, gạch đá nên 3 người đã rơi xuống hố ở gần nhà Lê Đình Kình. Lúc đó, Chức bảo Doanh đổ xăng từ can ra chậu để Chức đổ xuống hố nơi các đồng chí Thịnh, Huy và Quân rơi xuống và châm lửa đốt. Hậu quả là cả 3 người tử vong do ngạt khí và cháy than hóa toàn thân.

Trong quá trình làm nhiệm vụ, tổ công tác phá khóa cửa ngách nhà Lê Đình Kình thì phát hiện Kình đang cầm một quả lựu đạn và hô hào chống đối nên đã bắn tiêu diệt… Theo kết quả điều tra, Lê Đình Kình cùng với các bị can: Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển và Nguyễn Quốc Tiến giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, vừa chỉ đạo các bị can khác, vừa trực tiếp thực hiện hành vi tội phạm giết người.

Các bị can: Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Lê Đình Uy là những người tham gia tích cực và trực tiếp thực hiện tội phạm giết người. Cơ quan điều tra kết luận hành vi của Lê Đình Kình cấu thành tội "Giết người", tuy nhiên do Lê Đình Kình đã chết, nên cơ quan điều tra không đề cập xử lý.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động văn hoá, giải trí được tổ chức dịp lễ 30/4 - 1/5
    Hà Nội tổ chức gần 20 sự kiện phục vụ du khách và người dân trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, kéo dài từ ngày 19/4 đến 10/5/2024. Theo Sở Du lịch Hà Nội, ngoài thu hút du khách, loạt sự kiện cũng là các gợi ý dành cho người dân Thủ đô không đi chơi xa và muốn tham gia các hoạt động trong ngày.
Vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Đồng Tâm: Truy tố 29 bị can
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO