Vở kịch ''Lá đơn thứ 72'': Xúc động tấm lòng bao la của Bác

Hanoimoi| 05/05/2022 17:21

Vở kịch nói “Lá đơn thứ 72” vừa ra mắt khán giả Thủ đô của Sân khấu Lệ Ngọc khiến người xem xúc động khi gặp lại hình tượng Bác - Vị Cha già của dân tộc.

Vở kịch ''Lá đơn thứ 72'': Xúc động tấm lòng bao la của Bác
Hình tượng Bác trên sân khấu.

Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022) và nằm trong chủ trương xây dựng những tác phẩm đề tài chính kịch chất lượng dành cho khán giả Việt, Sân khấu Lệ Ngọc mạnh dạn dàn dựng tác phẩm sân khấu mới về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh dù đây là đề tài đã được khai thác nhiều trong văn học, nghệ thuật.

Vở kịch “Lá đơn thứ 72” dựa trên một câu chuyện có thật. Theo tác giả Hoàng Thanh Du, ông viết kịch bản từ tư liệu của luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, nguyên là thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao - người từng giải mã nhiều vụ án oan sai.

Tác giả ấn tượng với vụ án oan về ông Đỗ Văn Chồi, một đảng viên, từng là cán bộ địa phương, bị lĩnh án về tội giết người. Trong suốt 8 năm, ông Chồi liên tục gửi hơn 70 lá đơn để kêu oan. Năm 1966, Hồ Chủ tịch cho thư ký Vũ Kỳ chuyển đến Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao một lá đơn kêu oan của ông Đỗ Văn Chồi với lời nhắn: “Bác không hài lòng với lối làm việc cứ đùn đẩy cho nhau. Người ta đã gửi tới 70 lá đơn mà không cơ quan nào đứng ra giải quyết dứt điểm. Bác yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phải giải quyết việc này rồi báo cáo kết quả cho Bác biết”. Và vụ án của ông Đỗ Văn Chồi được lật lại…

Vở kịch ''Lá đơn thứ 72'': Xúc động tấm lòng bao la của Bác
Hình ảnh Bác quan tâm đến những người yếu thế.
Vở kịch ''Lá đơn thứ 72'': Xúc động tấm lòng bao la của Bác
Vở diễn khai thác câu chuyện có thật về một người chịu án oan. 

Vở kịch có sự kết hợp dàn dựng của ê-kíp kỳ cựu, trong đó có 2 vị nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Nghệ sĩ nhân dân Lê Tiến Thọ - đạo diễn và Nghệ sĩ nhân dân Vương Duy Biên, hiện là Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam - thiết kế sân khấu, nên nhận được sự kỳ vọng cao của khán giả. 

Trong vở kịch, nguyên mẫu Đỗ Văn Chồi được đổi tên là Đỗ Minh. Phải chịu ngồi tù đầy oan ức, liên tục viết thư kêu oan và hồi âm bao giờ cũng chỉ là “Án xử đúng, nên yên tâm cải tạo”…, nhưng ông Đỗ Minh vẫn không tuyệt vọng. Ông luôn chấp hành tốt các quy định của trại giam và năm nào cũng tha thiết dành số tiền ít ỏi mà bản thân có được để đóng Đảng phí, dù lãnh đạo trại giam không tiếp nhận. Chính niềm tin tuyệt đối vào Đảng, vào chính quyền và công lý của ông đã khiến Người chú ý và bày tỏ trân trọng…

Vở kịch ''Lá đơn thứ 72'': Xúc động tấm lòng bao la của Bác
 Sân khấu thiết kế tối giản nhưng tinh tế. 

Dù là một nghệ sĩ và đạo diễn tuồng, bước sang sân khấu kịch nói, nhưng với kinh nghiệm dạn dày, Nghệ sĩ nhân dân Lê Tiến Thọ đã chọn được những lát cắt đắt để làm nổi bật hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vở diễn. Đó là hình ảnh Bác trong bộ quần áo khaki quen thuộc ngồi làm việc trên chiếc ghế mây ở Phủ Chủ tịch, trăn trở việc nước, việc dân. Bác chấn chỉnh lối làm việc của cấp dưới nhẹ nhàng mà thấm thía. Bác đi thực tế ở địa phương để hiểu về cuộc sống của người dân. Hay tư tưởng, mong muốn của Người về một đất nước độc lập, tự do và mỗi người dân phải được hạnh phúc thể hiện rõ trong từng lời thoại của các nhân vật. Đặc biệt cảnh kết, khi những nút thắt đã được tháo gỡ, hình ảnh các cháu thiếu nhi quây quần bên Bác khiến khán giả xúc động và vỗ tay không ngớt… 

Cùng với tác giả và đạo diễn muốn thể hiện góc nhìn chân thực, giản dị về Bác, Nghệ sĩ nhân dân Vương Duy Biên đã chọn lối thiết kế sân khấu tối giản mà tinh tế. Những tấm pano được thiết kế linh hoạt, ghép nối để tạo các không gian như nơi làm việc của Bác, phố phường Hà Nội, viện kiểm sát, nhà giam…, đồng thời cũng là đạo cụ hỗ trợ nghệ sĩ diễn xuất.

Vở kịch ''Lá đơn thứ 72'': Xúc động tấm lòng bao la của Bác
 Hình ảnh các cháu thiếu nhi quây quần bên Bác gây xúc động với khán giả.

Những nghệ sĩ quen thuộc của Sân khấu Lệ Ngọc một lần nữa cho thấy sự nỗ lực không mệt mỏi để tạo nên một tác phẩm ấn tượng nữa của đơn vị sân khấu xã hội hóa này. Trong đó, tiêu biểu là nghệ sĩ Văn Hải thể hiện hình tượng Bác Hồ, Nghệ sĩ nhân dân Lệ Ngọc trong vai vợ Đỗ Minh, Nghệ sĩ ưu tú Hoàng Tùng trong vai Vũ Kỳ, nghệ sĩ Anh Tuấn trong vai Đỗ Minh, nghệ sĩ Lâm Cương trong vai cán bộ điều tra…

“Lá đơn thứ 72” sẽ được Sân khấu Lệ Ngọc đưa tới nhiều địa phương trên cả nước, để công chúng được tiếp cận thêm một câu chuyện về Người, đồng thời thúc đẩy thế hệ hôm nay đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Vở kịch ''Lá đơn thứ 72'': Xúc động tấm lòng bao la của Bác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO