Vở kịch "Bến bờ xa lắc" chính thức trình diễn song ngữ Hàn-Việt

(TTXVN/Vietnam+) | 04/11/2017 13:37

Vở kịch
Các diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ và Đoàn kịch Jigeum, Hàn Quốc sẽ tham gia vở kịch "Bến bờ xa lắc." (Nguồn: Nhà hát Tuổi trẻ)

Ngày 3/11, vở kịch “Bến bờ xa lắc” (tác giả Lê Thu Hạnh; đạo diễn phiên bản tiếng Việt: nghệ sỹ nhân dân Xuân Huyền; đạo diễn phiên bản tiếng Hàn: Lee Eun Son) đã được Nhà hát Tuổi trẻ và Đoàn kịch Jigeum của Hàn Quốc trình diễn với hai phiên bản dàn dựng khác nhau bằng tiếng Hàn và tiếng Việt. 

Ở phiên bản tiếng Hàn, Đoàn kịch Jigeum Hàn Quốc kết hợp thêm âm nhạc và dàn dựng theo kiểu nhạc kịch. Tuy cùng nội dung nhưng sự dàn dựng khác nhau giữa hai phiên bản đã giúp người xem cảm thấy thú vị hơn. 

Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, nghệ sỹ nhân dân Lê Khanh cho biết vở kịch đã được Nhà hát dàn dựng lại nhiều lần với nhiều kíp diễn khác nhau để các nghệ sỹ, đặc biệt là các diễn viên trẻ được thử sức mình với nhiều vai diễn. 

Theo Giám đốc Đoàn kịch Jigeum, Hàn Quốc Lee Eun Son, ở Hàn Quốc, phụ nữ trung niên (40-50 tuổi) thường ở nhà nội trợ. Lứa tuổi này cũng có nhiều thay đổi trong tâm sinh lý nên hay buồn hơn và rất dễ cảm thấy cô đơn. Vì vậy, khi biên tập lại vở kịch đạo diễn Lee Eun Son hy vọng gia đình sẽ hiểu và dành nhiều sự quan tâm hơn cho họ. 

Vở kịch "Bến bờ xa lắc" do Việt Nam dàn dựng là câu chuyện của những người phụ nữ nhiều năm sống chỉ vì gia đình này muốn thực sự trở lại là chính mình và muốn được yêu. 

Còn phiên bản do Hàn Quốc dàn dựng nhấn mạnh vào nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ gia đình; thứ người phụ nữ cần để giải quyết sự cô đơn chính là tình yêu, sự quan tâm của gia đình. 

Trước khi trình diễn tại Hà Nội, vở kịch “Bến bờ xa lắc” đã được trình diễn tại thành phố Incheon-Hàn Quốc (9/2017) trong khuôn khổ Lễ hội Giao lưu Văn hóa Hàn Quốc-Việt Nam năm 2017. 

Đây là lễ hội được tổ chức thường niên giữa hai nước nhằm thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, hợp tác nghệ thuật, tăng cường sự đoàn kết và hiểu biết giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Hàn Quốc. 

Sự kiện trình diễn vở kịch “Bến bờ xa lắc” đánh dấu lần thứ ba Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác với Đoàn kịch Jigeum cùng dàn dựng và biểu diễn một vở kịch với hai bản diễn khác nhau. Đây cũng là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động giao lưu văn hóa chào mừng 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc (1992- 2017) 


Với chủ đề hạnh phúc gia đình, “Bến bờ xa lắc” phản ánh những câu chuyện hết sức gần gũi với đời sống thường nhật, soi rọi tâm tư, ước vọng thầm kín và những cám dỗ đời thường… Tất cả tạo nên một bức tranh đa diện đầy màu sắc mà mọi khán giả đều tìm thấy mình ở trong đó. 

Vở kịch tâm lý xã hội “Bến bờ xa lắc” được Nhà hát Tuổi trẻ lần đầu tiên ra mắt năm 1995. Ngay lập tức, vở diễn đã trở thành một “hiện tượng,” gây được tiếng vang lớn trong đời sống sân khấu kịch cả nước.

Vở kịch quy tụ những gương mặt diễn viên hàng đầu của sân khấu phía Bắc nói chung và Nhà hát Tuổi trẻ lúc đó nói riêng. 

Bến bờ xa lắc”
 đã xuất sắc giành Huy chương vàng Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp Toàn quốc năm 1996 và lưu diễn hàng trăm đêm diễn tại khắp các sân khấu trên cả nước, trở thành một trong những vở diễn ăn khách nhất của Nhà hát Tuổi trẻ. 

Vở kịch sẽ được trình diễn lại trong ngày 4/11 với hai khung giờ 15 giờ (phiên bản tiếng Việt do Nhà hát Tuổi trẻ trình diễn) và 16 giờ 15 (phiên bản tiếng Hàn do Đoàn kịch Jigeum trình diễn) tại Nhà hát Tuổi trẻ./. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Vở kịch "Bến bờ xa lắc" chính thức trình diễn song ngữ Hàn-Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO