Y tế - Giáo dục

Vinh danh Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024

Sơn Dương 17/11/2024 14:00

Sáng 17/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị (Hà Nội), 337 nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nhà giáo tiêu biểu năm 2024 được vinh danh, khen thưởng nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

nth_6330.jpg
Các đại biểu tham dự.

Tham dự Lễ tuyên dương có: Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy; bà Trần Lan Phương, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Về phía Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn; Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi; Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân.

Đặc biệt là sự có mặt của 337 nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nhà giáo tiêu biểu năm 2024 vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khen thưởng nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

337 nhà giáo được vinh danh Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, tôn vinh nghề dạy học, vinh danh nhà giáo đã trở thành nét văn hóa tốt đẹp của đất nước chúng ta.

nth_6680.jpg
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu tại buổi lễ.

Nhiều năm nay, ngành Giáo dục đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện tuyên dương nhà giáo tiêu biểu, đặc biệt vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Năm nay, Bộ GD&ĐT tiếp tục chủ trì phối hợp cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam trang trọng tổ chức Lễ tuyên dương, trao tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng gửi lời chào mừng, chúc mừng 21 nhà giáo nhân dân, 65 nhà giáo ưu tú và 251 nhà giáo tiêu biểu đại diện cho 1,6 triệu nhà giáo có mặt tại đây ngày hôm nay.

Bộ trưởng bày tỏ ghi nhận, đánh giá rất cao đối với sự đóng góp của các cô, các thầy cho ngành giáo dục, cho sự nghiệp khoa học và đổi mới sáng tạo của đất nước trong suốt thời gian qua. Đồng thời bày tỏ sự tự hào, tri ân, cảm ơn và chúc mừng đặc biệt tới các nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú đã được lựa chọn.

nth_6985.jpg
Vinh danh 21 nhà giáo nhân dân, 65 nhà giáo ưu tú và 251 nhà giáo tiêu biểu đại diện cho 1,6 triệu nhà giáo trên khắp cả nước.

Để thực hiện thành công những nhiệm vụ lớn của ngành giáo dục toàn ngành phải rất quyết tâm và cần hội đủ nhiều điều kiện cần thiết. Trong đó, yếu tố con người, mà tiêu biểu là các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng.

Các nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nhà giáo tiêu biểu sẽ là những hạt nhân phát huy tốt nhất kinh nghiệm, trí tuệ, quyết tâm và sự sáng tạo của bản thân, đồng thời chia sẻ, lan tỏa, truyền cảm hứng tích cực, nhân rộng những điều tốt đẹp tới cộng đồng các nhà giáo.

nth_6512.jpg

Các danh hiệu là sự ghi nhận, sự tôn vinh cho cái đã qua, bề dày sự thể hiện và đóng góp của các cô, các thầy, đồng thời cũng là những kỳ vọng, trông đợi các cô, các thầy tiếp tục tỏa sáng, tham gia góp sức vào sự nghiệp phát triển giáo dục.

“Gừng thêm cay cùng thời gian, thầy thêm giỏi cùng năm tháng. Kính mong các thầy cô tiếp tục tự học, tự đổi mới mình, vượt qua các giới hạn của bản thân để phát huy tốt nhất sự ưu tú của mình. Các thầy cô là những người ưu tú cần làm hạt nhân cho việc giải quyết những vấn đề mới, vấn đề khó. Ưu tú không đợi phải phân công, không đợi phải yêu cầu, mà sự ưu tú ấy cần được thể hiện qua tinh thần dấn thân, gánh vác, chủ động, tích cực với những việc đã làm, đang làm và cần làm cho ngành giáo dục” - Bộ trưởng bày tỏ.

Danh hiệu tự hào gắn liền với trách nhiệm

Làm giáo dục là một việc khó, giáo dục chân chính, giáo dục cho đúng đạo lý, giáo dục hướng tới chất lượng cao, cuốn hút người học, lan tỏa được tinh thần sáng tạo và cảm hứng học tập bất tận cho người học lại càng khó.

Để đạt được danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nhà giáo tiêu biểu, các thầy cô đã tận tụy và yêu nghề, đã có rất nhiều đóng góp, đã vượt qua những khó khăn thử thách để thể hiện bản thân và lan tỏa các giá trị tốt đẹp.

Thay mặt cho 337 thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục từ khắp mọi miền đất nước về dự lễ trao tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và tuyên dương nhà giáo tiêu biểu năm 2024, cô giáo Vũ Thị Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, là nhà giáo nhân dân đầu tiên của tỉnh Yên Bái, xúc động chia sẻ: "Được sinh ra và lớn lên trên vùng đất quế Văn Yên - một huyện miền núi vùng cao xa xôi của tỉnh Yên Bái, ngay từ khi còn nhỏ tôi đã ước mơ mình được làm cô giáo, đã thường chơi trò chơi dạy học, bắt các bạn cùng nhóm mầm non làm học sinh để mình làm cô giáo. Và tôi đã theo đuổi mơ ước ấy suốt những năm tháng học phổ thông. Tốt nghiệp THPT, giữa lúc bạn bè người chọn ngành y, ngành dược, thương nghiệp, ngoại thương… riêng tôi, tôi chọn thi vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội, và với nỗ lực cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của các thầy cô, mơ ước của tôi đã thành sự thật".

Từ khi trở thành cô giáo, trong đầu tôi luôn tâm niệm lời dạy của Bác Hồ: "Các thầy giáo, cô giáo phải tìm cách dạy. Dạy cái gì, dạy như thế nào để học trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh". Vì vậy, mỗi giờ học tôi đều đầu tư nghiên cứu để tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp với nguyên tắc: trong mỗi bài dạy, kiến thức phải được cô đọng, trọng tâm, không dàn trải. Phải phát huy tối đa tính tích cực của học sinh để các em tự khám phá tìm tòi kiến thức thì sẽ nhớ rất lâu. Bên cạnh đó, học phải đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tế cuộc sống, sẽ làm cho các trò thấy được ý nghĩa của mỗi môn học.

nth_7511.jpg

Không chỉ truyền thụ kiến thức, tôi tâm niệm rằng giáo dục không chỉ bằng trí óc mà còn bằng cả con tim, còn phải “dạy người” cho các học sinh thân yêu. Tình yêu thương chân thành và sự quan tâm đúng mực của mỗi nhà giáo có thể dìu dắt học trò vượt qua những khó khăn, thử thách và trở thành học sinh tiêu biểu, những công dân có ích cho xã hội.

Với phương châm như vậy, nên suốt 34 năm qua đứng trên bục giảng, được chứng kiến những thăng trầm, những đổi thay, những bước đột phá của nền giáo dục nước nhà, dù còn muôn vàn khó khăn vất vả, nhưng tôi cùng với các đồng nghiệp của mình vẫn vững tay lái, chắc tay chèo, tất cả vì học sinh thân yêu, vì nhiệm vụ thiêng liêng của nghề thầy: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương, cho đất nước. Để hôm nay, được đứng đây nhận danh hiệu vinh dự cao quý nhất do Nhà nước trao tặng cho nhà giáo, đọc dòng chữ “Đã có công lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của dân tộc” bản thân tôi vô cùng xúc động nhưng đồng thời không khỏi lo lắng, trăn trở.

Nỗi trăn trở của cô giáo Hạnh cũng như của toàn ngành giáo dục bởi năm học 2024 - 2025, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chính thức áp dụng cho toàn bộ các cấp học ở bậc phổ thông, và lứa học sinh đầu tiên sẽ thực hiện kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo chương trình mới, cấu trúc đề thi mới, cả xã hội đang dõi theo kết quả đổi mới của nền giáo dục nước nhà.

Bên cạnh đó, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó dự báo. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển vượt bậc và trí tuệ nhân tạo, sẽ tạo những cơ hội và thách thức trên tất các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo.

Với mục tiêu, yêu cầu, giải pháp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; phát triển giáo dục số, giáo dục thông minh, giáo dục cá nhân hóa, giáo dục sáng tạo, giáo dục thích ứng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo; đồng thời, trang bị cho học sinh, sinh viên các kỹ năng thiết yếu để thích ứng học tập, làm việc hiệu quả, an toàn trong không gian số, đòi hỏi toàn ngành Giáo dục phải nỗ lực hiện thực hoá Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…, phấn đấu mỗi nhà giáo là một tấm gương thật mẫu mực cho học sinh noi theo, luôn tích cực đổi mới phương pháp, sáng tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo chuẩn đầu ra và mục tiêu đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới./.

nth_7705.jpg
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi phát động đợt thi đua đặc biệt.

Trong khuôn khổ của buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi đã thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ GD&ĐT phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, kỷ niệm 80 năm thành lập Bộ Quốc gia Giáo dục (nay là Bộ GD&ĐT) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VIII.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi kêu gọi toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành giáo dục nhiệt liệt hưởng ứng đợt thi đua sâu rộng, hết sức ý nghĩa và quan trọng này.

Danh sách 21 nhà giáo nhân dân được vinh danh năm 2024
1. PGS.TS Phạm Văn Bổng, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Bộ Công thương.
2. Tiến sĩ Trần Đức Cân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, Bộ Công thương.
3. Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề số 4, Bộ Quốc phòng.
4. PGS.TS Vũ Thanh Hiệp, Phó Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 2, Bộ Quốc phòng.
5. GS.TS Trần Văn Phòng, Giảng viên cao cấp Viện Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
6. GS.TS Từ Quang Hiển Giảng viên cao cấp, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên, Bộ GD&ĐT.
7. GS.TS Nguyễn Ngọc Long, Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông - Vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo (hiện nay là Giảng viên cao cấp Trường Đại học Giao thông - Vận tải).
8. GS.TS Phạm Huy Khang, Giảng viên cao cấp Bộ môn Đường ô tô và sân bay, Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông vận tải, Bộ GD&ĐT.
9. GS.TS Đinh Xuân Khoa, Giảng viên cao cấp, Khoa Vật lý, Trường Đại học Vinh, Bộ GD&ĐT.
10. GS.TS Trần Đăng Xuyền, Nguyên giảng viên cao cấp, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bộ GD&ĐT.
11. GS.TS Vũ Anh Tuấn, Nguyên Trưởng bộ môn Văn học Việt Nam 1, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bộ GD&ĐT.
12. GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ GD&ĐT (hiện nay là Giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân).
13. GS.TS Trần Thị Vân Hoa, Giảng viên cao cấp, Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ GD&ĐT.
14. GS.TS Ngô Thắng Lợi, Giảng viên cao cấp, Khoa Kế hoạch và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ GD&ĐT.
15. PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại, Bộ GD&ĐT (hiện nay là Giảng viên cao cấp Trường Đại học Thương mại).
16. GS.TS Mai Trọng Nhuận, Nguyên Giảng viên cao cấp, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nhà giáo Huỳnh Duy Thủy, Nguyên Giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Chu Văn An, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định.
18. Nhà giáo Nguyễn Thị Thu Vân, Giáo viên Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên.
19. Nhà giáo Nguyễn Trọng Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu, Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội.
20. Nhà giáo Đỗ Thị Hồi, Giáo viên Trường Tiểu học Lạc Hòa 1, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
21. Nhà giáo Vũ Thị Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Đại học Huế trên đường phát triển thành Đại học Quốc gia
    Sau khi tổ chức lại vào năm 1994, Đại học Huế trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay đang triển khai thực hiện Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
  • Quận Tây Hồ trao giải thưởng “Đoàn Thị Điểm” năm 2024
    Ngày 16/11, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ trao giải thưởng “Đoàn Thị Điểm” năm 2024 cho các giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học trên địa bàn.
  • Trường THCS Phú Minh long trọng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập
    Trong không khí hân hoan cùng cả nước kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và 70 năm ngày thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô, sáng ngày 16/11, trường THCS Phú Minh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội long trọng tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường (1964-2024).
  • Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
    Ngày 16/11, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và khai giảng năm học 2024-2025.
  • Hà Nội: hơn 2.000 người dân được khám bệnh miễn  phí
    Ngày 16/11, tại Hà Nội, hơn 2.000 người dân trên địa bàn, gồm người có công, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, lao động tự do, đã tham gia khám sàng lọc nhiều bệnh lý.
  • Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình): Hân hoan đón những niềm vui trước thềm ngày Nhà giáo Việt Nam
    Trong không khí náo nức, hân hoan đón chào Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) năm nay, thầy và trò trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) liên tiếp đón những niềm vui từ kết quả Kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp quận, từ cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” và đặc biệt là đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ dành cho tập thể có thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm học 2023 – 2024 của Thành phố Hà Nội. Đây chính là món quà tri ân đầy ý nghĩa đối với những người làm công tác trồn
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khơi dậy tình yêu lịch sử "tinh hoa" qua trải nghiệm tour di sản sáng tạo
    Qua 4 mùa tổ chức, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 (từ 9 - 17/11) thí điểm thêm những lựa chọn hình thức trải nghiệm theo tour di sản sáng tạo, giúp nhân dân khám phá và tiếp cận những công trình di sản theo cách vừa mới lạ vừa gần gũi hơn, từ đó khuyến khích nhân dân biến những vốn di sản tinh hoa của thành phố này thành vốn tri thức và sáng tạo của chính mình và cộng đồng.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Những hoạt động, dịch vụ hấp dẫn tại Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend
    Trong khuôn khổ “Mùa Đông xứ Huế” của Festival Huế sẽ diễn ra “Tuần du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend” từ ngày 22 - 24/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Huế (số 23 - 25 Lê Lợi, TP Huế).
  • Đại học Huế trên đường phát triển thành Đại học Quốc gia
    Sau khi tổ chức lại vào năm 1994, Đại học Huế trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay đang triển khai thực hiện Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Vinh danh Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO