Việt Nam lần đầu tổ chức “Ngày Du lịch trực tuyến”

Theo kinhtedothi.vn | 03/07/2017 15:49

Ngày 5/7, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) sẽ phối hợp với Tổng cục Du lịch và Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin sẽ tổ chức Ngày Du lịch trực tuyến tại TP Hồ Chí Minh.

Ngành du lịch nước ta phát triển nhanh trong những năm gần đây và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. Các công cụ trực tuyến đã tác động toàn diện và sâu sắc tới nhiều hoạt động du lịch như quảng bá thương hiệu, tiếp thị, đặt chỗ… Mạng xã hội, kinh tế chia sẻ cùng với công nghệ đám mây, di động và dữ liệu lớn sẽ ảnh hưởng thế nào tới hoạt động kinh doanh du lịch trong giai đoạn tiếp theo?

Chính sách lớn của Việt Nam là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Luật Du lịch sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2017 tạo cơ sở pháp lý tốt hơn cho kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, dường như Việt Nam chưa thực sự chủ động triển khai du lịch trực tuyến. Du lịch trực tuyến chưa đồng hành xứng tầm với Vẻ đẹp bất tận của đất nước.

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng năm 2017 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt khách, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, năm 2016 Việt Nam chỉ đứng thứ 5 trong các nước ASEAN về số lượng khách quốc tế với hơn 10 triệu lượt và chỉ bằng một phần ba so với Thái Lan.

Mới đây, Bộ VHTT&DL đã đề xuất Chính phủ các giải pháp để đạt mức tăng trưởng 30% trong năm 2017, phấn đấu đưa du lịch nước ta trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, bao gồm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch và mở rộng danh sách các nước được thí điểm áp dụng cấp thị thực điện tử (e-visa).

Hai giải pháp trên đều gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Ở phạm vi rộng hơn, du lịch trực tuyến đang tạo ra cơ hội mới giúp du lịch có bước phát triển đột phá.

Được biết, doanh số du lịch trực tuyến toàn cầu năm 2016 tăng 14% và đạt khoảng 565 tỷ USD. Thị trường châu Á – Thái Bình Dương và châu Mỹ La tinh góp phần chủ yếu cho sự tăng trưởng này. Thị trường Bắc Mỹ vẫn là thị trường du lịch trực tuyến lớn nhất năm, nhưng từ năm 2017, châu Á – Thái Bình Dương sẽ chiếm ngôi đầu (sớm hơn một năm so với dự báo trước đó).

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) nhận định cuộc cách mạng công nghệ và mạng xã hội là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch trong những năm gần đây. Sự gia tăng mạnh của tầng lớp khách lẻ (free and independent traveler –FIT) sử dụng dịch vụ của các đại lý du lịch trực tuyến (online travel agents – OTAs) đã thay đổi đáng kể thị trường du lịch. Tại khu vực Đông Nam Á, Google dự đoán quy mô của du lịch trực tuyến sẽ tăng mạnh từ 22 tỷ USD năm 2015 lên 90 tỷ USD vào năm 2025.

Du lịch trực tuyến ở Việt Nam sẽ tăng trưởng như thế nào? Các khách sạn, công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú, khu du lịch… cần điều chỉnh chiến lược của mình ra sao? Họ phải đưa ra những giải pháp công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu của tầng lớp khách lẻ này như thế nào? Ở tầm vĩ mô, cần thay đổi gì trong chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước? Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển du lịch trực tuyến? Nguồn nhân lực trong ngành du lịch hiện nay đã đáp ứng xu hướng kinh doanh online?

Tất cả sẽ được trả lời tại “Ngày Du lịch trực tuyến” lần đầu tiên được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Mục tiêu của chương trình là thu hút sự quan tâm cao hơn từ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tới du lịch trực tuyến, thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp du lịch với doanh nghiệp trong các lĩnh vực liên quan như công nghệ thông tin, tiếp thị trực tuyến, thanh toán trực tuyến, bảo hiểm...

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Người đi về phía biển
    Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
  • Tôn vinh 80 gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô
    Hướng tới kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025), sáng 26/6 tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô năm 2025. Sự kiện góp phần tôn vinh những mái ấm gương mẫu, giàu trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội.
  • Cấp xã, phường (mới) của Hà Nội được giao 27.764 dự án/nhiệm vụ
    Tờ trình của UBND Thành phố Hà Nội về “cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, kế hoạch đầu tư công năm 2025, năm 2024 kéo dài khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp của Thành phố ” đã được HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI tán thành, thông qua tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) ngày 27/6.
  • Hà Nội: Thay đổi địa điểm tiếp nhận thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 1 từ ngày 27/6
    Từ ngày 27/6, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Bộ phận “Một cửa” của Chi nhánh số 1.
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam lần đầu tổ chức “Ngày Du lịch trực tuyến”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO