Việt Nam đã nhập khẩu gần 70 nghìn tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn

Hà Trang/VNHN| 10/01/2020 15:58

Đây là thông tin tại hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả chăn nuôi năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 do Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tổ chức vào chiều 3/1/2020.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, năm 2019, do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả lợn châu Phi, sản lượng thịt lợn trong quý IV-2019 giảm mạnh, đặc biệt tháng 5 và tháng 6-2019 là cao điểm của bệnh dịch, lợn bị tiêu hủy nhiều dẫn đến nguồn cung cuối quý IV thiếu hụt, cùng diễn biến thị trường quốc tế phức tạp khiến giá thịt lợn tăng cao. Trong bối cảnh đó, có nhiều mô hình chăn nuôi sinh học vẫn giữ được an toàn cho đàn lợn, như: Các mô hình của tập đoàn Quế Lâm (tỉnh Thừa Thiên - Huế), Công ty Hà Long (tỉnh Hưng Yên), Hợp tác xã Hoàng Long (Hà Nội), Công ty Amafarm (các tỉnh Hưng Yên và Hải Dương); nhiều cơ sở chăn nuôi ở Bắc Giang.

Nhiều tỉnh, thành phố chủ động tái đàn lợn rất tốt như: Hà Nội đã tái đàn được 50% số lợn đã tiêu hủy, Bắc Giang tái đàn trên 60%. Đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu 280.474 tấn thịt gia súc, gia cầm (tăng khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2018). Với thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, chúng ta đã nhập 67.131 tấn (tăng hơn 63% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó chủ yếu nhập khẩu từ các nước: Đức (24,92%), Ba Lan (17,31%), Brazil (13,82%), Canada (7,86%), Mỹ (6,68%) và một số nước khác như: Italia, Bỉ, Tây Ban Nha.

Việt Nam đã nhập khẩu gần 70 nghìn tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn

Nhập khẩu Việt Nam đã tăng khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2018).

Với thịt trâu và sản phẩm thịt trâu, chúng ta nhập 45.176 tấn (tăng 39% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó, 99,8% được nhập khẩu từ Ấn Độ. Hơn 550.000 trâu bò sống, gần 60.000 tấn thịt bò và sản phẩm thịt bò (có xương và không xương) chủ yếu được nhập khẩu từ các quốc gia: Australia 43%, Mỹ 32%, Anh 11%, Canada 5%, Nga 3% và một tỷ lệ nhỏ từ các nước khác. Cùng với nhập khẩu, năm 2019, Việt Nam cũng xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 638 triệu USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, cả nước xuất khẩu khoảng 11.500 tấn thịt lợn các loại, kim ngạch đạt trên 55,3 triệu USD; hơn 23.300 tấn thịt gà, kim ngạch, đạt gần 22,2 triệu USD; trên 30.000 tấn mật ong; khoảng 2 triệu con gà giống; gần 22 triệu USD thịt chế biến... Năm 2020, tình hình sản xuất chăn nuôi được dự báo còn nhiều khó khăn, nhất là bệnh Dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp, tiếp tục gây khó khăn cho sản xuất chăn nuôi. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, ngành chăn nuôi phải đạt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân khoảng 4%; sản lượng thịt các loại đạt 5,5 triệu tấn, trong đó, thịt lợn chiếm 64-67%, thịt gia cầm khoảng 25-27%, thịt gia súc ăn cỏ khoảng 9-11%.

https://vietnamhoinhap.vn/article/viet-nam-da-nhap-khau-gan-70-nghin-tan-thit-lon-va-san-pham-thit-lon---n-25995

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, ngành, quận huyện
    Sở Nội vụ Hà Nội vừa thông báo về việc tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, cơ quan tương đương sở, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
Việt Nam đã nhập khẩu gần 70 nghìn tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO