Vì một mùa lễ hội an toàn

HNM| 24/01/2022 08:32

Đến hẹn lại lên, thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới cũng là dịp mở đầu mùa lễ hội xuân trên cả nước. Trong điều kiện dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nhiều địa phương của thành phố Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch quản lý lễ hội, với nhiều thay đổi để thích ứng với tình hình dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho cộng đồng.

Vì một mùa lễ hội an toàn
Thanh tra văn hóa (Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội) kiểm tra công tác quản lý Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức) năm 2021.

Rút gọn phần lễ, tạm dừng phần hội

Là nơi sở hữu nhiều lễ hội nổi tiếng, trong đó có Hội Gióng ở đền Sóc, mỗi năm thu hút hàng vạn khách thập phương về hành hương, chiêm bái, ngay từ đầu tháng 1-2022, UBND huyện Sóc Sơn đã chủ động ban hành thông báo tạm dừng toàn bộ lễ hội xuân trên địa bàn để phòng, chống dịch Covid-19. Các điểm di tích chỉ tổ chức dâng hương quy mô nhỏ, với sự tham gia của lãnh đạo địa phương và đại diện nhân dân.

Theo Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sóc Sơn Đoàn Văn Sinh, ngay sau khi có quyết định tạm dừng tổ chức lễ hội của huyện, các xã, thị trấn đã ra thông báo rộng rãi về việc không đón khách tham quan dịp này; đồng thời, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, bảo đảm không có sai sót, vi phạm quy định phòng, chống dịch. Còn theo Giám đốc Trung tâm Quản lý khu du lịch - di tích đền Sóc Nguyễn Nam Nho, đền Sóc sẽ không mở hội với quy mô lớn như mọi năm, song vẫn mở cửa để dân làng thực hiện các nghi thức dâng hương, tế lễ với điều kiện hạn chế tập trung đông người.

Tại huyện Mỹ Đức - nơi có Lễ hội chùa Hương nổi tiếng, Trưởng ban Quản lý khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn Nguyễn Bá Hiển cho biết, đã sẵn sàng các phương án cho mùa lễ hội 2022, với phương châm linh hoạt theo từng cấp độ dịch, bảo đảm an toàn cho nhân dân và du khách. Dù với phương án nào, Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương 2022 cũng dự tính không tổ chức lễ khai hội, mà chỉ thực hiện các nghi thức tế lễ truyền thống với quy mô nội bộ. Trong trường hợp bảo đảm các điều kiện mở cửa di tích để đón du khách dịp lễ hội, Ban Tổ chức sẽ tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm yêu cầu “5K” của Bộ Y tế cũng như các quy định khác của Trung ương và thành phố Hà Nội. 

Cùng với hai huyện Sóc Sơn và Mỹ Đức, nhiều địa phương khác ở Hà Nội cũng đã xây dựng phương án quản lý chặt chẽ, ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Đến thời điểm này, một loạt lễ hội lớn, như: Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (quận Đống Đa); Lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh); Lễ hội đền Cổ Loa (huyện Đông Anh)… cũng xác định rút gọn phần lễ, dừng toàn bộ phần hội để tránh tập trung đông người. Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đông Anh Đặng Giang Sơn thông tin, huyện đã thông báo về việc tạm dừng toàn bộ các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội trên địa bàn; vào ngày lễ, chỉ thực hiện nghi thức dâng hương, bảo đảm giãn cách và không quá 5 người trong một không gian kín.

Tăng cường kiểm tra, giám sát

Chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, cũng là thời điểm khởi động mùa lễ hội xuân 2022 trên cả nước. Thủ đô Hà Nội - nơi tập trung hàng trăm lễ hội nổi tiếng, thu hút đông đảo khách hành hương đã chủ động kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch Covid-19, nhằm thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh, Sở đang tham mưu cho UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương tạm dừng hoạt động lễ hội dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát về công tác tổ chức lễ hội cũng như kiểm soát các dịch vụ văn hóa khác dịp đầu năm mới trên địa bàn thành phố.

“Riêng với huyện Mỹ Đức, nơi có lễ hội kéo dài nhất cả nước, thu hút hàng triệu lượt du khách, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ có buổi làm việc riêng để bàn phương thức triển khai, với tinh thần chỉ tổ chức các nghi thức tế lễ truyền thống trong quy mô nội bộ và phải bảo đảm nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh”, bà Trần Thị Vân Anh cho hay.

Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các tỉnh, thành phố tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và hoạt động bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, với phương châm vì sự an toàn cho cộng đồng.

"Cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán; bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của dân tộc và tình hình dịch Covid-19 của từng địa phương", Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ thiết thực, trang trọng, hiệu quả
    Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, Ngành và các tỉnh, thành phố, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
  • Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh lên phương án hộ đê do mưa lớn
    Chiều 1/7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh đề nghị triển khai công tác hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Đừng bỏ lỡ
Vì một mùa lễ hội an toàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO