Về vùng nói bậy tốp đầu miền Bắc: (Bài II) Chuyện ghi ở huyện Giao Thủy

nongnghiepvietnam| 09/01/2021 10:26

Bất ngờ khi tôi hỏi về chủ đề nói bậy của người Nam Định nhưng anh Trần Văn Tùng - Chủ tịch UBND xã Giao Xuân (huyện Giao Thủy) vẫn phải bật cười, công nhận...

Anh Trần Văn Tùng - Chủ tịch UBND xã Giao Xuân: Dân quê tôi sống tình cảm, bộc trực nhưng cũng nhiều người hay nói tục. Ảnh: NNVN.

ChủtịchUBNDxãGiaoXuân: 

Hai thằng mày Nam Định phải không?

Rằng điều đó đúng với cả tỉnh nói chung và nhất là dân vùng ven biển nói riêng. Anh Tùng đúc kết những đức tính cơ bản của người dân quê mình như sau: Sống tình cảm, gắn kết, cởi mở và bộc trực.

Trong lao động sáng tạo, cần cù với các nghề cơ bản là trồng lúa, lúc nông nhàn lại tham gia vào nuôi trồng thủy sản, khoảng 70% chỉ sống quanh quẩn ở làng. Nhưng nhiều người đều có chung một đặc điểm là hay… nói bậy.

Cấp độ một là con mẹ mày, thằng bố mày, xéo cha mày ra chỗ khác, đéo nọ đéo kia thậm chí nựng con cũng là: “Mẹ cha nhà mày nói vậy à?”. Cấp độ hai là đ… mẹ mày, đ… cha mày với giọng gằn, mắt vằn lên. Cấp độ ba là con mặt l, thằng đầu b, ăn máu này, máu nọ kèm theo những hành động như trong một cuộc chiến vì tranh chấp quyền lợi nhưng trường hợp này rất ít khi xảy ra.

Chia theo độ tuổi thì thanh niên chủ yếu nói từ đ… mẹ, còn trung niên trở lên thường nói mặt l, ăn máu này nọ. Chia theo giới tính thì nam nói tục nhiều hơn nữ…

“Chuyện thật 100%, năm 2004 tôi đi học lớp tại chức báo chí ở Học viện Báo Chí và Tuyên truyền trên Hà Nội, giờ nghỉ rủ anh bạn quê huyện Vụ Bản cùng tỉnh ra quán vỉa hè ngồi uống nước, hút thuốc lào rồi quen miệng văng đ… mẹ, đ… cha kiểu: Đ... mẹ thằng ấy hôm qua gặp tao nhưng đ… chịu chào, Đ… mẹ con ấy hôm qua đã hẹn mà còn không đến.

Vô tình ông bán thuốc lào nghe thấy thế liền chửi: Đ… mẹ hai thằng kia, chúng mày ở Nam Định đúng không? Tôi chột dạ, giật mình bởi không nghĩ ra mình đã mắc lỗi gì khiến cho ông phật lòng liền hỏi lại: Sao bác lại nói thế? Thì ông quay ra, nhe răng cười hì hì: Thì tao cũng dân Nam Định chứ đâu".

Từ lúc đó tôi mới ý thức rằng dân quê mình hay có câu cửa miệng bậy thật nhưng sống ở trong môi trường nhiều người cũng nói thế nên không để ý. Làm việc tại Ủy ban, lúc đối nội cũng như đối ngoại, lúc họp hành cũng như tiếp xúc với dân, chúng tôi phải giữ ý tứ để phòng không may buột miệng sẽ gây hiểu nhầm, câu chuyện sẽ trở thành sai khác ngay. Nhưng khi trò chuyện thân mật kiểu “trà dư, tửu hậu” thì thi thoảng cũng vẫn văng ra, phải nhắc nhở luôn", anh Tùng kể.

Vô địch về nói bậy ở trong xã theo anh Tùng là một ông nhà gần Ủy ban. Ông này hễ mở mồm ra là nói bậy, mà ai không quen nghe dễ bổ ngửa vì giật cả mình.

Anh Tùng thỉnh thoảng đi qua nhà là ông nhanh nhảu mời uống nước: “Đ… mẹ mày, vào tao uống nước đã” hay mời uống rượu “Đ… mẹ mày, uống đi, sợ đ… gì”. Câu nào cũng suồng sã gắn với từ đ… mẹ nhưng ông lại tốt tính nên không ai nỡ giận.

Chuẩn bị cho thuyền đi cào ngao. Ảnh có tính chất minh họa: NNVN.

minhhọa: NNVN.

Nói bậy giờ cũng được trẻ hóa, học sinh cấp hai bắt đầu nhiễm và đặc biệt là cấp ba. 10 đứa học sinh nam thì phải có 7 - 8 đứa thường xuyên nói bậy còn 1 - 2 đứa thỉnh thoảng nói, 10 đứa học sinh nữ thì phải có 3 - 4 đứa nói bậy. Từ phổ biến nhất là “vãi này, vãi nọ” tuy nhiên cũng tùy theo ngữ cảnh. Trong lớp chúng không dám nói nhưng khi túm năm, tụm ba bên ngoài mới nói.

Khi ở tuổi trung niên con gái nói tục cũng chẳng kém con trai là mấy. Nếu khác thế hệ thì chỉ có bề trên nói bậy còn về bề dưới thường không dám hòa theo nhưng cũng có chuyện chú cháu chơi cờ, thằng cháu thua buột mồm nói: “Đ… mẹ mày chơi vậy à?”. Muốn nghe tiếng nói bậy nhiều nhất hãy ra sân xem những trận giao lưu bóng chuyền, bóng đá.

“Xã hội ngày một phát triển, đặc trưng nói tục này của quê tôi nên bớt đi. Đầu tiên là ở góc độ gia đình, bố mẹ bớt nói tục thì con cái sẽ không bị nhiễm bởi một ngày có 24h thì cỡ 2/3 chúng ở trong nhà. Thứ nữa là phải giám sát con cái khi chúng vào mạng. Tôi có hai đứa con, không bao giờ chúng được vào mạng tự do mà phải luôn xin ý kiến của bố mẹ. Thứ ba là phải giáo dục trong nhà trường qua những môn văn hay giáo dục công dân.

Việc học bây giờ tôi thấy nặng về kiến thức chứ nhẹ về lễ nghĩa. Về nhà phụ huynh cũng chỉ thường hỏi hôm nay con được mấy điểm chứ chẳng mấy khi hỏi về đạo đức, thậm chí không biết nó chơi với ai, nhóm nào, vào mạng gì.


Tôi vẫn thường bảo cô giáo rằng con tôi nếu hư thì có quyền đánh nhưng họ cũng rất ngại va chạm. Trở lại chuyện vào mạng, nếu như không có ảnh hưởng của mạng xã hội thì đặc trưng nói bậy của quê tôi sẽ có thể ngày một giảm đi nhưng giờ đây nó đang tác động ngược trở lại.

Có những câu nói bậy ở vùng khác giờ đây đã được du nhập về quê như cụm từ “đù má mày”, nhất là trong giới anh em đi làm ăn xa”, anh Tùng tiếp chuyện...

Nói bậy có khi lại là một cách nói giảm, nói tránh, dễ được chấp nhận hơn khi chê thẳng một cái gì đó. Ví dụ có thằng khoe năm vừa rồi trúng mánh kiếm được 1 tỉ mà mình độp thẳng vào mặt nó rằng: “Chú chỉ được cái nói khoác” thì dễ to chuyện, đỏ mặt đánh nhau ngay. Nhưng nếu nói: “Chú nói như cái đầu b” thì người đó có khi lại cười hề hề: “Em nói khoác tí cho vui ấy mà” - một người dân lý giải.

Xả bớt bực tức

Trao đổi mua bán cua. Ảnh có tính chất minh họa: NNVN.

minhhọa: NNVN.

Ông Nguyễn Trung Hòa - cựu trưởng xóm Xuân Tiên của xã Giao Xuân bảo xưa quê mình cũng nói bậy ít. Năm 1984 ông đi bộ đội, đóng quân ở huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) thì 1 - 2 năm sau ở quê trào lưu đào vàng mới phát triển khiến nghiện ngập nhiều, nói bậy lắm nhưng cũng thường chỉ lưu hành trong các nhóm nhỏ, tức tối nhau mới văng ra. Giờ thì học sinh nói bậy thành trào lưu, thành xu hướng, phát ra từ xấu mà chúng vẫn tươi cười, vui vẻ như không.

Thế hệ của ông ngày xưa nếu nói bậy mà thầy cô bắt gặp là đánh thước kẻ vào tay, véo cho đỏ tai, đứng xó hay bắt làm vệ sinh nhưng giờ hành động như thế là có thể bị phụ huynh kiện thành ra đành bất lực.

Trong trường học đã thế, ngoài xã hội cũng chẳng quan tâm xem chúng nói bậy thế nào. “Lứa tuổi đó đều là đoàn viên cả. Ngày xưa đoàn thanh niên  hàng tháng còn tập trung múa hát, nhặt rác, vét mương hay gặt hái gây quỹ giờ gần như đã tê liệt hết, chỉ mang tính hình thức. Bí thư đoàn xã thì không có quân, Bí thư chi đoàn xóm có, xóm không bởi chẳng ai muốn ôm vào nên phải giao cho những đảng viên trẻ như chuyện bắt buộc.

Mỗi năm đoàn chỉ tổ chức mỗi dịp rằm trung thu cho các cháu cắm trại nhưng mấy ông già như tôi đây dù đã hơn 50 tuổi rồi cũng phải đi giúp bởi chẳng còn thanh niên nữa. Xóm có 400 nóc nhà với khoảng 1.500 nhân khẩu nhưng số thanh niên chịu ở làng đếm không hết số ngón trên hai bàn tay.

Các tổ chức khác như mặt trận tổ quốc, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh thì gần như chỉ có hội cựu chiến binh còn ti toe hoạt động tí nên theo tôi gộp luôn mấy chức danh cho một người đảm nhiệm cũng được, đỡ tốn kém...”, ông Hòa chia sẻ.  

Một góc bến cá Giao Hải. Ảnh có tính chất minh họa: NNVN.

minhhọa: NNVN.

Trở lại chuyện nói tục, ông Hòa bảo người dân quê mình hay làm ngao đêm, đi sủi, đi xúc, đi kéo, đi rửa ở ngoài biển, tán gẫu bằng những câu chuyện có các từ đệm bậy kiểu “đèo tục”, “đ… mẹ, đ… cha” để cười với nhau cho quên đi sự mệt nhọc chứ không phải là chửi nhau. Nói bậy nữa phải là xuống các bến cá như bến ở xã Giao Hải ấy.

Nghe lời ông, tôi đến bến cá Giao Hải. Vào các buổi chiều, khi tàu bè mấy trăm chiếc tập kết ghé nơi đây tấp nập cũng là lúc người ta nói bậy, chửi bậy để tranh mua, tranh bán. Tiếng “đ… mẹ mày mớ cá này của tao”, “đ… cha mày mớ tôm này của tao” râm ran suốt triền đê biển dài cả cây số với hàng ngàn con người đứng, ngồi lố nhố. Hễ ai mạnh tay, mạnh mồm thường là người thắng cuộc.

Nhưng nói bậy thế có người bảo dân huyện Giao Thủy vẫn còn kém dân huyện Hải Hậu. Muốn biết cụ thể thế nào, mời độc giả theo dõi ở bài tiếp theo.

“Nói bậy dễ phát sinh trong môi trường tập thể, nhất là khi thi đấu thể thao người ta hay hô kiểu: “Chết cha mày đi!” “Chết cụ mày đi”... Bởi thế, mỗi khi dẫn đoàn bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội đi thi đấu bao giờ tôi cũng phải dặn chúng đừng nói bậy kẻo người ta đánh giá quê mình nhưng nhiều lúc ngay cả mình cũng quên mất, tự nhiên văng ra: “Quân của ông đá như l”.

Tuy nhiên nói bậy cũng có khi chỉ một mình nói, một mình nghe khi làm việc gì đó nặng nhọc hoặc thất bại thì văng ra cho nhẹ nhõm người. Nói đâu xa, như hoa hậu Đỗ Thị Hà còn văng ra trên facebook là vờ cờ lờ đó thôi!” - lời một người xin được giấu tên.

(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 9/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức chương trình Tọa đàm – Gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”. Tới dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong.
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • CEO Lôi Quân trải lòng về hành trình dựng Xiaomi trong “Quyết tiến không lùi”
    Từ một công ty khởi nghiệp non trẻ, Xiaomi đã vươn lên trở thành doanh nghiệp trong Top 500 toàn cầu chỉ sau một thập kỷ. Đây là kỳ tích ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử kinh doanh hiện đại của Trung Quốc. Trong cuốn sách "Quyết tiến không lùi", nhà sáng lập kiêm CEO Lôi Quân chia sẻ một cách chân thành về hành trình phát triển của Xiaomi như một lời tri ân gửi đến những người đã tin tưởng, đồng hành hoặc từng hoài nghi thương hiệu này suốt 10 năm qua.
  • Đến năm 2030, Hà Nội sử dụng 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh
    Ngày 8/4, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 185/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp liên quan đến việc phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh và cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng trạm sạc, phương tiện vận tải công cộng sạch.
Đừng bỏ lỡ
Về vùng nói bậy tốp đầu miền Bắc: (Bài II) Chuyện ghi ở huyện Giao Thủy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO