Về Thụy Phương dự hội làng Chèm

kinhtedothi| 16/06/2022 08:46

Đình Chèm tọa lạc tại mỏm đất ven sông Hồng, thuộc xã Thụy Phương (nay là phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Theo sử sách để lại, lễ hội đình Chèm được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày thắng trận, khải hoàn mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc và cũng là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. 
Năm 2015, lễ hội truyền thống đình Chèm đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, Đình Chèm còn được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đặc biệt(tại Quyết định số 2028/QĐ-TTg ngày 25/12/2017).
Năm 2015, lễ hội truyền thống đình Chèm đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, Đình Chèm còn được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2028/QĐ-TTg ngày 25/12/2017).
Sau hơn 2 năm phải tạm dừng vì dịch bệnh Covid-19, ngày 10/6/2022 (nhằm ngày 12/5 năm Nhâm Dần), UBND phường Thụy Phương, Ban tổ chức lễ hội truyền thống đình Chèm đã quyết định cho tổ chức lại lễ hội đình Chèm. Nhân dân thập phương phấn khởi, hồ hởi, kéo về dự hội hết sức đông vui...
Sau hơn 2 năm phải tạm dừng vì dịch bệnh Covid-19, ngày 10/6/2022 (nhằm ngày 12/5 năm Nhâm Dần), UBND phường Thụy Phương, Ban tổ chức lễ hội truyền thống đình Chèm đã quyết định cho tổ chức lại lễ hội đình Chèm. Nhân dân thập phương phấn khởi, hồ hởi, kéo về dự hội hết sức đông vui...
Về Thụy Phương dự hội làng Chèm - Ảnh 1
Theo thông lệ, mở đầu cho lễ hội chính là hội thi nấu chè kho của 3 làng: Chèm, Hoàng Xá và Hoàng Liên, nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa, lưu giữ hình ảnh đẹp của lễ hội quê hương, giới thiệu nét Văn hóa ẩm thực của sản phẩm chè kho.
Theo thông lệ, mở đầu cho lễ hội chính là hội thi nấu chè kho của 3 làng: Chèm, Hoàng Xá và Hoàng Liên, nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa, lưu giữ hình ảnh đẹp của lễ hội quê hương, giới thiệu nét Văn hóa ẩm thực của sản phẩm chè kho.
Về Thụy Phương dự hội làng Chèm - Ảnh 2
Vào ngày chính hội, lễ rước nước được coi là hoạt động chủ đạo, đoàn rước kiệu làm lễ tại đình, sau đó xuất phát từ đình rồi xuống thuyền ra giữa sông để lấy nước tinh khiết.
Vào ngày chính hội, lễ rước nước được coi là hoạt động chủ đạo, đoàn rước kiệu làm lễ tại đình, sau đó xuất phát từ đình rồi xuống thuyền ra giữa sông để lấy nước tinh khiết.
Đoàn thuyền đi lấy nước trên sông được lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy tháp tùng suốt cuộc hành trình.
Đoàn thuyền đi lấy nước trên sông được lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy tháp tùng suốt cuộc hành trình.
Thuyền ra đến điểm lấy nước, vòng Càn Khôn được một lão niên chủ tế thả xuống mặt sông rồi dùng gáo múc nước đổ vào 3 chiếc chóe sứ, gáo của chóe nào múc đổ vào chóe đó. Lấy nước xong, đoàn thuyền quay về. Khi qua cửa đình phải quay mặt vào đình làm lễ trình Thánh.
Thuyền ra đến điểm lấy nước, vòng Càn Khôn được một lão niên chủ tế thả xuống mặt sông rồi dùng gáo múc nước đổ vào 3 chiếc chóe sứ, gáo của chóe nào múc đổ vào chóe đó. Lấy nước xong, đoàn thuyền quay về. Khi qua cửa đình phải quay mặt vào đình làm lễ trình Thánh. 
3 chóe nước sau khi lấy đầy, tiếp tục được rước về đình.
3 chóe nước sau khi lấy đầy, tiếp tục được rước về đình. 
Khi đưa về đình, nước được rước vào hậu cung để ngày 15 dùng làm lễ Mộc Dục.
Khi đưa về đình, nước được rước vào hậu cung để ngày 15 dùng làm lễ Mộc Dục.
Về Thụy Phương dự hội làng Chèm - Ảnh 3
Về Thụy Phương dự hội làng Chèm - Ảnh 4
Sau 3 ngày khi mọi nghi thức tế lễ đã hoàn thành, lễ thả chim câu được thực hiện vào chính giờ Ngọ (12 giờ) để cầu siêu cho các linh hồn tử sĩ và cầu bình an cho dân chúng.
Sau 3 ngày khi mọi nghi thức tế lễ đã hoàn thành, lễ thả chim câu được thực hiện vào chính giờ Ngọ (12 giờ) để cầu siêu cho các linh hồn tử sĩ và cầu bình an cho dân chúng.
Lễ hội đình Chèm là sự kết hợp chặt chẽ giữa tín ngưỡng thờ thành hoàng làng với tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp thông qua lễ rước nước, cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an, vừa thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, kết nối tinh thần đoàn kết các làng xã với nhau và cũng là cách thức giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa một cách sinh động, thiết thực.
Lễ hội đình Chèm là sự kết hợp chặt chẽ giữa tín ngưỡng thờ thành hoàng làng với tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp thông qua lễ rước nước, cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an, vừa thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, kết nối tinh thần đoàn kết các làng xã với nhau và cũng là cách thức giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa một cách sinh động, thiết thực.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Về Thụy Phương dự hội làng Chèm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO