Về đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2017: Không thể chủ quan

Theo Hanoimoi.com.vn| 16/05/2017 10:22

Thông tin thu hút sự quan tâm của thầy cô giáo, học sinh vào cuối tuần qua là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo 5 bài thi của kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. So với hai lần trước đó, đề thi tham khảo lần này có định dạng như đề thi chính thức. Theo nhận định ban đầu, để đáp ứng yêu cầu của đề thi đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và phương pháp chứ không thể chủ quan.

Nội dung trong chương trình lớp 12

Bộ đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố gồm 5 bài thi với 14 đề thi các môn. So với hai lần công bố đề thi tham khảo trước đó, đây là lần đầu tiên giáo viên và học sinh được tiếp cận với định dạng đề thi như tại kỳ thi thật, tức là ngoài 3 bài thi độc lập, có bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Về đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2017: Không thể chủ quan
Cách thức ôn tập phù hợp sẽ giúp học sinh làm bài tốt trong kỳ thi THPT quốc gia. Ảnh: Thái Hiền


Theo bộ đề thi tham khảo được công bố, mỗi bài thi khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội có 120 câu, trong đó, mỗi môn thi thành phần có 40 câu, sắp xếp theo thứ tự. Ví dụ, đề thi của bài thi khoa học tự nhiên gồm 40 câu đầu tiên về môn lý; từ câu 41 đến câu 80 là môn hóa học; từ câu 81 đến câu 120 là môn sinh học. Tương tự như vậy, với bài thi khoa học xã hội có thứ tự các môn thi thành phần lần lượt là lịch sử, địa lý, giáo dục công dân.

Theo TS Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) các câu hỏi trong mỗi đề thi được sắp xếp từ dễ đến khó, giúp thí sinh yên tâm làm bài theo tuần tự các câu hỏi để lấy điểm mà không mất thời gian đọc toàn bộ đề thi, đồng thời góp phần đánh giá sát thực hơn năng lực của thí sinh. TS Sái Công Hồng lưu ý, thí sinh tập trung ôn tập theo định dạng đề thi tham khảo, bao quát toàn bộ nội dung chương trình các môn học của lớp 12, bởi đề thi trắc nghiệm có độ bao phủ rộng hơn so với cách thức thi tự luận.

Không chủ quan với thi trắc nghiệm


Ghi nhận chung tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội ngày 15-5 cho thấy, các đơn vị đều khẩn trương chuẩn bị tổ chức cho học sinh tập dượt với bộ đề thi tham khảo. Ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (quận Ba Đình) cho biết, năm học này nhà trường có 180 học sinh lớp 12 đăng ký thi THPT quốc gia. Ngoài đợt khảo sát chung toàn thành phố, nhà trường còn tổ chức tập dượt nhiều lần cho học sinh làm quen với cách thức thi mới, đặc biệt với những môn lần đầu tiên thi theo hình thức trắc nghiệm như toán, giáo dục công dân, địa lý, lịch sử... 

Tương tự, tại Trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy), trong ngày đầu tiên nhận được bộ đề thi tham khảo, giáo viên nhà trường dành phần lớn thời gian nghiên cứu, thảo luận để tìm ra cách thức triển khai hiệu quả nhất. Theo nhận định ban đầu, cách thức đề thi này đòi hỏi cả thầy và trò không thể chủ quan mà phải có phương pháp dạy học, ôn tập khoa học, phù hợp với bài thi trắc nghiệm và hình thức bài thi tổ hợp. Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, đây là cách nhằm tránh lãng phí thời gian ôn tập cho học sinh nhất là khi chỉ còn hơn 30 ngày nữa là tới kỳ thi. Nhiệm vụ quan trọng nhất là giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, nhuần nhuyễn kỹ năng làm bài, bởi với 4/5 bài thi đều là trắc nghiệm, nếu chậm là không ổn. Đặc biệt với môn ngữ văn, thời gian làm bài năm nay rút ngắn từ 180 phút xuống còn 120 phút, nên việc làm thế nào để viết ngắn mà đủ ý là kỹ năng giáo viên cần quan tâm khi phổ biến tới học sinh.

Theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội, các nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho giáo viên thảo luận về đề thi tham khảo; chú trọng việc phân tích cấu trúc, ma trận đề thi, các chủ đề kiến thức... từ đó rút kinh nghiệm trong việc triển khai ôn tập, hướng dẫn học sinh làm bài. Căn cứ vào tình hình thực tế, các nhà trường chủ động điều chỉnh kế hoạch ôn tập cho học sinh sao cho phù hợp, chú ý không bỏ sót học sinh có học lực yếu.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Về đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2017: Không thể chủ quan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO