Văn học, nghệ thuật góp phần vun đắp giá trị con người, bản sắc văn hóa và khơi dậy sức mạnh nội sinh của dân tộc

TTXVN| 14/12/2021 11:14

Sáng 12-12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam về một số đề án, chương trình phát triển văn học nghệ thuật trong giai đoạn mới, hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập nước (1945-2035) và 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2030).

Văn học, nghệ thuật góp phần vun đắp giá trị con người, bản sắc văn hóa và khơi dậy sức mạnh nội sinh của dân tộc
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dự cuộc làm việc có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Phát biểu khai mạc cuộc làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, cuộc làm việc này nhằm triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kết quả Hội nghị văn hóa toàn quốc vừa qua đối với các nội dung về văn học, nghệ thuật thuộc chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ.

Thủ tướng nhấn mạnh, mỗi ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, song phải phấn đấu vì mục tiêu chung. Các ngành, cơ quan phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ, lắng nghe ý kiến của nhau để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thuộc chức năng, nhiệm vụ nhằm phát triển văn học nghệ thuật đúng hướng, đúng tầm, đáp ứng yêu cầu, mong muốn của nhân dân, vì quốc gia dân tộc, xây dựng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trong đó văn hóa nói chung và văn học, nghệ thuật nói riêng phải phát triển ngang tầm với kinh tế, chính trị, xã hội.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Liên hiệp hội văn học, nghệ thuật đã báo cáo với Thủ tướng về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn học nghệ thuật giai đoạn mới tiến tới kỷ niệm 90 năm thành lập Nước, 100 năm thành lập Đảng; Chương trình đầu tư chiều sâu cho phát triển văn học nghệ thuật chất lượng cao chào mừng kỷ niệm 90 năm thành lập nước và 100 năm thành lập Đảng giai đoạn 2022-2025 và 2026-2030; Xây dựng ngân hàng dữ liệu số về tác giả, tác phẩm văn học nghệ thuật Việt Nam giai đoạn 2022-2030; Chương trình xây dựng không gian sáng tạo và chuyển đổi số về tác phẩm nhiếp ảnh Việt Nam…

Phát biểu tại cuộc làm việc, lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam cảm ơn những chia sẻ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; cho rằng, những chia sẻ của Thủ tướng thể hiện sự thấu hiểu những vấn đề cơ bản nhất của văn học, nghệ thuật và tình hình phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay.

Các đại biểu cũng chia sẻ những vấn đề đặt ra hiện nay như về định hướng thẩm mỹ, tư tưởng của giới trẻ; đầu tư bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ những người làm văn học, nghệ thuật, nhất là thế hệ trẻ; quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật Việt Nam ra thế giới...

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ tự hào với thành tựu nền văn học, nghệ thuật nước nhà, đặc biệt là từ khi có Đảng; cho rằng văn học, nghệ thuật đã thực hiện tốt sứ mệnh của mình đối với đất nước, nhân dân, góp phần và cùng dân tộc vượng lên.

Trong quá trình phát triển, mặc dù có những thăng trầm, song luôn luôn xuất hiện những tác giả, tác phẩm xuất sắc, góp phần khắc họa giá trị con người Việt Nam, xây dựng bản sắc văn hóa Việt Nam, khơi dậy sức mạnh nội sinh to lớn của dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Văn học, nghệ thuật đã truyền tải sâu sắc, toàn diện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần làm cho nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, đất nước ngày càng phát triển, nhất là sau 35 năm đổi mới, để có cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín như ngày nay.

Thành tựu đó có được là do văn học, nghệ thuật nước nhà đã bám sát đường lối của Đảng trong từng thời kỳ cách mạng; xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong toàn lực lượng để phát huy những giá trị cốt lõi của mình và khắc phục, vượt qua những hạn chế; đặc biệt nhờ có sự ủng hộ, quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể, nhất là của nhân dân đối với giới văn học, nghệ thuật.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập như gần đây chưa có những tác phẩm văn học, nghệ thuật xứng tầm với sự cố gắng của nhân dân ta, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước ta trên trường quốc tế. Đơn cử, trong thời gian vừa qua khi cả nước chung tay phòng, chống dịch Covid-19, song chưa có những tác phẩm văn học, nghệ thuật khắc họa được sự khốc liệt của dịch bệnh cũng như sự kiên cường, hy sinh, đoàn kết, đòng lòng của cả dân tộc, góp phần cổ vũ, tạo cảm hứng, khơi dậy sức mạnh nội sinh to lớn để chiến thắng dịch bệnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, văn hóa là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh, là động lực và mục tiêu của phát triển và bảo vệ Tổ quốc, trong đó văn học, nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng, là tinh túy của văn hóa. Văn học, nghệ thuật góp phần hướng con người đến “chân, thiện, mỹ” và đây cũng là giá trị cốt lõi của dân tộc ta.

Thủ tướng đặt vấn đề: Trước đây, khi dân tộc có những khó khăn, song văn học, nghệ thuật hết sức phát triển, góp phần truyền cảm hứng, tạo động lực, khơi dậy sức mạnh nội sinh để toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức; phải chăng khó khăn cũng là chất liệu, không gian tốt để giới văn học, nghệ thuật sáng tạo. Theo đó, ngày nay giới văn học, nghệ thuật cần tìm những chất liệu mới cho các sáng tác của mình.

Văn học, nghệ thuật góp phần vun đắp giá trị con người, bản sắc văn hóa và khơi dậy sức mạnh nội sinh của dân tộc
Quang cảnh buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Trên tinh thần đó, người đứng đầu Chính phủ định hướng một số công việc mà văn học, nghệ thuật nước nhà cần thực hiện trong thời gian sắp tới. Thủ tướng đề nghị Liên hiệp hội và các hội viên tiếp tục đoàn kết, thống nhất, phát huy trí tuệ và tinh thần dân chủ để phát triển văn học, nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật, nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các nội dung của Hội nghị văn hóa toàn quốc vừa qua. Với mục tiêu phát triển văn hóa nói chung và văn học, nghệ thuật nói riêng phải ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Văn hóa, nghệ thuật phải lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu và động lực của sự phát triển.

Liên hiệp hội văn học, nghệ thuật cần hoàn thiện các kế hoạch, chương trình, hành động để thực hiện các nhiệm vụ của mình, hoàn thành sứ mệnh đối với đất nước, nhân dân. Trong đó văn học, nghệ thuật cần phục vụ 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra; tiếp tục xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; tăng cường hội nhập, với phương châm “hòa nhập nhưng không hòa tan”; phát huy truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc; quảng bá hình ảnh, thể hiện tầm vóc đất nước trên trường quốc tế; đấu tranh trước các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch.

Trước mắt, Liên hiệp hội văn học, nghệ thuật và các hội viên cần có nhiều sáng tác góp phần vào công tác phòng, chống Covid-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; chuyển đổi xanh; chống biến đổi khí hậu, già hóa dân số; phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, du lịch…

Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành liên quan phối hợp với Liên hiệp hội văn học, nghệ thuật để hoàn thiện các chương trình, đề án trình Chính phủ. Trong đó lựa chọn một số vấn đề quan trọng, cấp bách và có hiệu quả để làm trước, lưu ý tới ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo điều kiện về cơ sở, vật chất, không gian sáng tạo cho giới văn học, nghệ thuật…

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Văn học, nghệ thuật góp phần vun đắp giá trị con người, bản sắc văn hóa và khơi dậy sức mạnh nội sinh của dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO