U23 Việt Nam 1-2 U23 Hàn Quốc: Phòng ngự tuyệt vời, U23 Việt Nam thất bại cực kỳ đáng tiếc
HT/TTVH|11/01/2018 21:11
U23 Việt Nam 1-2 U23 Hàn Quốc. Cách biệt chỉ là 1 bàn trên bảng điện tử. Một thất bại vô cùng đáng tiếc trong một trận đấu U23 Việt Nam xứng đáng được ngợi ca từ chiến thuật phòng ngự, tinh thần thi đấu cho tới khả năng tận dụng cơ hội khi tấn công.
Chiến thuật phòng ngự hợp lí cao
Lâu lắm rồi, thậm chí là chưa bao giờ chúng ta thấy U23 Việt Nam chơi phòng ngự tốt đến thế trong một giải lớn, trước một đối thủ mạnh hàng đầu châu lục. Với chiến thuật chủ đạo 5-4-1, các cầu thủ chúng ta tạo ra “chiếc xe bus” hai tầng rất chắc chắn trong hiệp 1. Ông Park thể hiện sự am hiểu sâu sắc đội bóng nơi quê nhà khi chọn lối chơi phòng ngự phản công.
Các cầu thủ U23 Việt Nam hầu như không vượt qua vòng trung tâm khi không có bóng và cũng không dâng lên quá nhiều khi đoạt bóng. Chúng ta chấp nhận làm “cửa dưới” và để đối thủ cầm bóng trong phần lớn thời gian. Các cầu thủ kiên nhẫn với đấu pháp được vạch ra và chơi rất tập trung. Hàng phòng ngự 5 người và hàng tiền vệ 4 người giữ cự ly khá gần nhau cho phép chúng ta bọc lót và hỗ trợ phòng ngự rất hiệu quả.
Mỗi khi U23 Hàn Quốc lên bóng, ngay cả người chơi cao nhất của U23 Việt Nam là Đức Chinh cũng lùi về tận giữa sân tham gia phòng ngự. U23 Hàn Quốc chủ yếu tấn công ở biên trái trong khoảng 30 phút đầu tiên và ông Park đã có phương án đối phó kịp thời hiệu quả khi phân công Duy Mạnh thường xuyên dạt cánh và lùi sâu để yểm trợ cho Văn Thanh. Nhưng không chỉ Duy Mạnh mà cả các cầu thủ Việt Nam khác cũng sẵn sàng hỗ trợ Văn Thanh.
Có thể nói chúng ta đã bịt cánh trái (của U23 Hàn Quốc) tuyệt vời trong khi đối thủ gần như treo biên phải. Khi U23 Hàn Quốc tập trung tấn công trung lộ nhiều hơn trong khoảng gần 15 phút cuối hiệp 1 và sau khi đã bị gỡ hòa 1-1, chúng ta cũng vẫn chơi bình tĩnh, khép khoảng trống tốt, không cho đối thủ có cơ hội thuận lợi để dứt điểm từ xa hoặc đột phá vào cấm địa.
Điểm khác biệt mà U23 Việt Nam tạo ra ở trận này là chúng ta thấy các cầu thủ theo người rất sát và mỗi khi cầu thủ U23 Hàn Quốc có bóng ở gần cấm địa của Việt Nam thì chúng ta đã cản phá đầy hiệu quả bằng chiến thuật vây giáp kịp thời trong tất cả các tình huống. Có thể nói cả hiệp 1 U23 Việt Nam chỉ một lần để đối thủ xuyên thủng hệ thống phòng ngự của mình và đó là tình huống mà Đình Trọng mắc lỗi vị trí khi anh không quan sát các đồng đội nên đã lùi xuống khiến Việt Nam bẫy việt vị hỏng.
Tận dụng cơ hội tuyệt vời, tâm lí tốt
Không chỉ phòng ngự hết sức kín kẽ, tập trung mà U23 Việt Nam thể hiện khả năng chớp cơ hội đáng khen ngợi trước đối thủ mạnh hàng đầu Châu lục. Chúng ta có rất ít bóng, không có nhiều cơ hội tấn công nhưng ở một trong những tình huống tấn công ít ỏi đó, chúng ta lại tận dụng thành công. Đó là pha bóng mà mọi khâu của U23 Việt Nam đều hoàn hảo.
Văn Hậu cầm bóng tự tin trước sự áp sát của đối thủ, đi bóng tốc độ xuống biên rồi trả ngược bóng ra cực hay. Công Phượng bỏ bóng thông minh còn Quang Hải dứt điểm một chạm hoàn hảo. Đấy là pha bóng phối hợp có ý đồ và tất cả các cầu thủ tham gia tình huống ghi bàn đều xử lý bóng cực kỳ hợp lí. Nhanh, chính xác tuyệt đối và không có động tác thừa.
Cũng cần có lời khen cho tinh thần thi đấu tự tin, bình tĩnh của U23 Việt Nam. Chúng ta không hề tỏ ra bị ngợp hay bối rối khi đối đầu với đội bóng cực mạnh và bị ép sân gần như hoàn toàn. Các cầu thủ xử lý bóng cơ bản là dứt khoát và không cuống.
Việt Nam chỉ thua thể lực và bóng bổng
Bàn thua thứ 2 của chúng ta đến từ một pha bóng chết và có thể coi là điều khó tránh bởi cầu thủ U23 Hàn Quốc có chiều cao vượt trội nên việc phòng ngự bóng bổng với chúng ta là cực kỳ khó khăn. Cũng cần lưu ý là hiệp 2 U23 Hàn Quốc tăng nhịp độ trận đấu, đá nhanh hơn và dùng bóng bổng nhiều hơn, tức là dùng thế mạnh của họ và nhắm đúng vào hạn chế bất khả kháng của chúng ta.
Chúng ta đã thấy hiệp 2 U23 Việt Nam đã để lộ nhiều khoảng trống hơn do thể lực của các cầu thủ đã giảm sút nên khả năng bao sân và hỗ trợ phòng ngự không còn tốt như hiệp 1. Trong thế trận ấy, chúng ta khó có thể làm được gì hơn. Các cầu thủ cơ bản là vẫn tuân thủ đấu pháp của ông Park nhưng sự thua kém về thể lực và chiều cao khiến cầu thủ chúng ta không có cách gì ngăn cản được đối phương tạo ra khác biệt.
Dù sao vẫn phải khen ngợi các tuyển thủ U23 Việt Nam bởi họ đã cống hiến tất cả những gì có thể, đã tạo nên 45 phút đầu tiên vô cùng đáng nhớ mà chúng ta hiếm thấy ở các ĐTQG của Việt Nam khi đấu với một đối thủ hàng đầu châu lục ở một giải lớn.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Suốt 5 ngày sau khi công bố dàn line-up “trong mơ”, 8WONDER Moon Festival đã làm chao đảo cộng động mạng với hàng triệu lượt thảo luận, lọt top 1 trending trên bảng xếp hạng SocialTrend chủ đề âm nhạc. Trong đó, sự xuất hiện của bộ đôi nghệ sĩ quốc tế là NE-YO - tượng đài R&B thế giới và B.I - nam thần KPOP đa tài là một trong những lý do chính khiến các fan đứng ngồi không yên.
Chi Pu, HIEUTHUHAI, GERDNANG và Low G sẽ hợp lực cùng siêu sao NE-YO, B.I khuynh đảo sân khấu 8WONDER tối 7/9 tới đây tại thành phố điểm đến mới Ocean City. Loạt hit triệu view cộng hưởng cùng setlist đẳng cấp quốc tế sẽ mang đến cho khán giả một siêu nhạc hội bùng nổ, đa tầng cảm xúc đồng thời mở ra sân chơi xứng tầm cho nghệ sỹ cùng tỏa sáng.
Đoàn hợp xướng thiếu nhi Jeonggwan là một trong những đoàn hợp xướng xuất sắc nhất ở Busan. Đoàn gồm các thành viên là học sinh từ 10 đến 15 tuổi sống ở khu vực Jeonggwan, Busan, Hàn Quốc.
“Cha con vạn dặm” là chương trình truyền hình thực tế đầy ý nghĩa về tình cảm cha con chính thức lên sóng lúc 7 giờ 10 phút sáng ngày 12/7 trên kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam.
12 tác phẩm được sắp đặt âm thanh và ánh sáng đặc sắc tại khuôn viên Thái Bình Lâu và vườn Thiệu Phương (Đại nội Huế) hướng đến tôn vinh di sản kiến trúc Đại nội Huế.
"Hoa vui ca," khán giả có thể gặp lại những giai điệu nhạc thiếu nhi, dân ca, đồng dao với một âm hưởng mới mẻ, hiện đại, lôi cuốn sẽ được Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới các em thiếu nhi lúc 18h50 hàng ngày trên VTV3 và nền tảng số của VTV. Chương trình lên sóng kể từ ngày 1/6.
Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và Hiệp hội Âm nhạc Truyền thống Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn 12 tiết mục trong chương trình giao lưu “Hòa vọng khúc ca” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Liên hoan thiết thực chào mừng kỷ niệm 84 năm Ngày Khởi nghĩa Nam kỳ - Hòa Tú; tiến tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), góp phần tôn vinh, phát huy những tinh hoa của loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc...
Tối 21/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1 chính thức khai mạc. Liên hoan quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên trên cả nước tranh tài.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Sáng 21/11, quận Tây Hồ tổ chức kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024); tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quận Tây Hồ năm 2024.
Sáng 21-11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).