Tuyên truyền tốt, dân đồng thuận, tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm.

Mạnh Hà| 20/01/2021 12:10

Sau khi hết thời gian thuê đất ao để nuôi thả cá tại khu hồ Cầu Xây, thuộc cụm 13-xã Tân Lập, huyện Đan Phượng (Hà Nội) một số hộ dân đã tự nguyện thu dọn, tháo dỡ công trình vi phạm trên đất nông nghiệp để bàn giao lại mặt bằng đất công khi được chính quyền xã tuyên truyền vận động.

Trong thời gian thuê đất tại cụm 13 xã Tân Lập để nuôi trồng thủy sản, một số hộ đã tự ý dựng công trình lán tạm trên đất để sản xuất, hết thời gian thuê các hộ vẫn không thu dọn công trình ra khỏi khu đất thuê thầu, trong đó điển hình là hộ gia đình bà Nguyễn Thị Kim Tuyết và ông Trần Đăng Trung.

Được UBND Xã Tân Lập ra thông báo số 128/TB-UBND ngày 15/12/2020, số 133/TB-UBND ngày 22/12/2020, số 136/TB-UBND ngày 31/12/2020 về việc thu dọn tài sản trên đất để bàn giao trả mặt bằng đất công cho UBND xã sau khi hết thời gian thuê đất ao để nuôi thả cá tại khu Hồ Cầu Xây, cụm 13-xã Tân Lập. UBND xã ngoài việc lên phương án tổ chức giải tỏa, tháo dỡ, kiên quyết xử lý nghiêm công trình vi phạm, chính quyền địa phương đã kiên trì vận động, tuyên truyền để các hộ dân nhận thức, hiểu rõ sai phạm của mình. “Mưa dầm thấm lâu”, bà Tuyết và ông Trung đã hiểu, đồng thuận và chấp hành nghiêm thông báo của UBND xã.

Tuyên truyền tốt, dân đồng thuận, tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm

Hộ gia đình bà Tuyết và ông Trung tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm.

Theo quy định của pháp luật, những công trình xây dựng trên đất nông nghiệp sẽ bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Trường hợp tổ chức, cá nhân không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế phá dỡ. Tuy nhiên, đây là điều mà cả cơ quan chức năng và cá nhân, tập thể vi phạm đều không mong muốn. Bởi quá trình thực hiện thường kéo theo nhiều vấn đề phức tạp, lãng phí cả về nhân lực và tiền bạc. Cũng có những trường hợp thực hiện chưa đúng quy trình, khiến ngay cả những người thực thi pháp luật cũng vướng vào vòng lao lý.

Thực tế cho thấy, nếu thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền giúp người dân hiểu, tự tháo dỡ những công trình vi phạm sẽ khắc phục được những bất cập trên. Nhiều địa phương nhờ làm tốt công tác này đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, bảo đảm trật tự xây dựng và chính quyền xã Tân Lập là một ví dụ điển hình cho cách làm đó.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Tuyên truyền tốt, dân đồng thuận, tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO