Tuyên phạt Lê Đình Lượng 20 năm tù về tội hoạt động lật đổ chính quyền

Vietnamplus| 19/10/2018 09:25

Ngày 18-10, tại thành phố Vinh, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa công khai xét xử phúc thẩm vụ án Lê Đình Lượng về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Trước đó, ngày 16-8, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử sơ thẩm công khai vụ án Lê Đình Lượng (sinh ngày 10-12-1965, thường trú tại xóm 9, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Tuyên phạt Lê Đình Lượng 20 năm tù về tội hoạt động lật đổ chính quyền
Toàn cảnh phiên xử phúc thẩm. (Nguồn: Báo Nghệ An)

Qua quá trình xét xử tại phiên sơ thẩm, nhận thấy đây là đối tượng phản động đặc biệt nguy hiểm thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt Lê Đình Lượng 20 năm tù, 5 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Ngày 20-8, Lê Đình Lượng đã có đơn kháng cáo.

Trên cơ sở nội dung của vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định, Lê Đình Lượng là người hoạt động đắc lực của tổ chức Việt Tân tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Hành vi của Lê Đình Lượng đã lôi kéo những người là công dân Việt Nam vào tổ chức Việt Tân, phát triển tổ chức Việt Tân trên lãnh thổ Việt Nam.

Lê Đình Lượng đã thể hiện tích cực, thực hiện tôn chỉ, mục đích của tổ chức Việt Tân hòng làm suy yếu, tiến tới bạo loạn lật đổ chính quyền nhân dân, chống lại chính quyền nhân dân Việt Nam.

Thủ đoạn là thông qua hoạt động sử dụng tài khoản Facebook “Lỗ Ngọc (Lê Đình Lượng)”, kết nối mạng, like hoặc phản hồi, chia sẻ với các tài khoản Facebook khác với nội dung là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, từ đó tìm cách tiếp xúc, dụ dỗ, lôi kéo nhiều người vào tổ chức Việt Tân.

Quá trình sử dụng Facebook, Lê Đình Lượng đã thể hiện rõ tình cảm, ý chí đồng lòng cùng tổ chức Việt Tân, tích cực theo dõi, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết tuyên truyền cổ súy cho Việt Tân, trong đó có nhiều bài viết bình luận, ca ngợi Việt Tân, cổ vũ cho đường lối của tổ chức khủng bố Việt Tân, xuyên tạc về tình hình Việt Nam, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, lợi dụng các sự kiện chính trị, xã hội, phát triển kinh tế, an sinh xã hội, môi trường để xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong quần chúng nhân dân.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Lê Đình Lượng vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo. Lượng đã thừa nhận một số hoạt động: Tài trợ hoạt động của Nguyễn Văn Hóa, tẩy chay cuộc bầu cử, xuất cảnh sang Lào, phát loa truyền thanh tại nhà bị chính quyền địa phương nhắc nhở...

Mặc dù trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm và phúc phẩm, Lê Đình Lượng đã không thừa nhận hành vi của mình, tuy nhiên, trên cơ sở tài liệu chứng cứ, lời khai của nhân chứng, Hội đồng xét xử nhận thấy, đủ căn cứ xác định Lê Đình Lượng là người hoạt động tích cực của tổ chức Việt Tân tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. 

Xét hành vi, tính chất, vụ án thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng; hành vi phạm tội của bị cáo diễn ra trong thời gian dài, lôi kéo nhiều người tham gia; bị cáo đã có nhiều bài viết lợi dụng các vấn đề xã hội trong nước để xuyên tạc lịch sử, kích động quần chúng nhân dân vu cáo, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hệ thống cơ quan công quyền, phá hoại tư tưởng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, Hội đồng xét xử không chấp nhận đơn kháng cáo của Lê Đình Lượng; xử phạt Lê Đình Lượng 20 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, 5 năm quản chế kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Bản án đối với Lê Đình Lượng là bài học, lời cảnh tỉnh cho những kẻ còn có âm mưu chống phá, đi ngược lại lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Tuyên phạt Lê Đình Lượng 20 năm tù về tội hoạt động lật đổ chính quyền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO