Đời sống văn hóa

Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân… trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Gia Phú 06/04/2024 20:37

Trong khuôn khổ “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” (19/4) do Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 sẽ diễn ra “Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều thành tích đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc tại địa phương”.

Hội nghị được tổ chức vào chiều ngày 18/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với sự góp mặt của gần 130 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều thành tích đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đến từ 63 tỉnh thành trên cả nước (mỗi địa phương 2 người, 2 thành phần dân tộc khác nhau) và 16 nghệ nhân đồng bào, người có uy tín đại diện nhóm đồng bào hoạt động hàng ngày tại Làng.

Tại hội nghị các già làng, trưởng bản, nghệ nhân sẽ cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm hay, những giải pháp tốt; đề xuất kiến nghị trong thực hiện công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc tại địa phương.

Không chỉ góp phần động viên khích lệ các già làng, trưởng bản, người có uy tín là những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, hội nghị là dịp tăng cường đoàn kết vùng miền, tính cố kết cộng đồng của các đại biểu thuộc các thành phần dân tộc khác nhau trên khắp mọi miền đất nước.

gia-lang.jpg
Già làng Alăng Đàn (bên trái) trong Lễ hội ăn mừng lúa mới tại làng cổ truyền thống Tây Giang (Quảng Nam).

Cùng với hội nghị, vào sáng ngày 19/4/2024, các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều thành tích đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc tại các địa phương sẽ làm lễ báo công, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gặp gỡ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Trong khuôn khổ của “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trình diễn giới thiệu di sản, giới thiệu văn hóa các địa phương như: Tổ chức Ngày hội Văn hóa du lịch tỉnh Sóc Trăng với các hoạt động tái hiện lễ đấu đèn của dân tộc Hoa; tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật (trình diễn nhạc ngũ âm, trống Chhay Dăm, dạy múa Rom vong, múa chằn, thổi sáo..., biểu diễn Rô băm, trình diễn nghệ thuật dân gian múa Rom vông; giới thiệu trình diễn nghệ thuật đờn ca tài tử).

Ngoài ra, dịp này tại Ngôi nhà chung còn có không gian giới thiệu và thực hành nghề truyền thống với các hoạt động (giới thiệu và trình diễn nghề làm bánh Pía của người Hoa ở Sóc Trăng; giới thiệu nghề vẽ tranh trên kiếng; trưng bày giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật tranh viết trên kiếng...) và không gian giới thiệu quảng bá du lịch, ẩm thực, triển lãm hình ảnh và trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh Sóc Trăng.

Đáng chú ý, các hoạt động với chủ đề Sắc màu cao nguyên Đắk Lắk (tái hiện lễ rước rể trong lễ cưới của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk, giới thiệu âm nhạc dân tộc Ê Đê, trình diễn cà phê Tây Nguyên) và Sắc màu văn hóa bản Dao (tái hiện lễ cấp sắc của dân tộc Dao tỉnh Thanh Hóa, giới thiệu văn hóa dân tộc Dao) cũng hứa hẹn mang đến cho du khách cơ hội được tìm hiểu, trải nghiệm, thụ
hưởng những giá trị văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam.

Theo BTC, “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm nay sẽ có khoảng hơn 300 người, 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố tham gia trong đó có khoảng hơn 100 người của 16 dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng và huy động thêm khoảng hơn 100 người đến từ dân tộc Hoa, Khmer, Kinh (tỉnh Sóc Trăng); người dân tộc Dao (tỉnh Thanh Hóa), người dân tộc Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội: Hiện thực hóa mục tiêu khu du lịch Hồng Vân thành “Miền quê đáng sống”
    Chia sẻ tại Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 cho các thành viên tại Việt Nam do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 28/3, ông Nguyễn Văn Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) cho biết, địa phương và Thành phố đã, đang quyết tâm xây dựng, phát triển khu du lịch Hồng Vân trở thành “Miền quê đáng sống”.
  • Thưởng lãm 21 tác phẩm hội họa quý của vua Hàm Nghi ở điện Kiến Trung
    Các tác phẩm hội hoạ quý của vua Hàm Nghi đang được trưng bày tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế) và lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng yêu nghệ thuật.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • Cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học cho học sinh Việt Nam
    Ngày 28/3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) chính thức khởi động cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025” nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ, sáng tạo giải pháp để giải quyết các vấn đề của địa phương và xã hội.
  • [Video] Làng nghề Hạ Thái: Cái nôi của nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại
    Những họa sĩ của trường Mỹ thuật Đông Dương từ những năm 30 của thế kỷ trước, trong đó công lớn nhất là cụ Đinh Văn Thành - người làng Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) đã định nghĩa nên thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài hiện đại. Bằng sự sáng tạo độc đáo là đưa kỹ thuật mài vào tranh, các thế hệ họa sĩ xuất thân từ trường Mỹ thuật Đông Dương đã tạo ra một trong những dòng tranh nổi bật và có chỗ đứng vững chắc trong nghệ thuật hội họa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân… trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO