Tượng thần Zeus (hy lạp)

Trần Mạnh Thường| 13/09/2021 09:06

Ở khắp nơi trên đất nước Hy Lạp cổ đại hoặc ở Athens hay ở Olympia, các chủ nô lệ rất chú ý đến việc giáo dục những đứa con trai của mình thành chiến binh vô địch. Và cũng chính ở thời vàng son đó, đất nước Hy Lạp cổ đại mới có đầy đủ khả năng đúc được tượng thần Zeus và xây được đền Parthéon.

Tượng thần Zeus (hy lạp)
Tượng thần Zeus. (Ảnh tư liệu)
Tượng thần Zeus là một biểu tượng sức mạnh của dân Hy Lạp, là vị thần đứng đầu trong 12 vị thần được người dân Hy Lạp tôn thờ. Tất cả các vị thần này đều sống trên ngọn núi Olympia, một ngọn núi khá cao quanh năm có tuyết phủ, nằm ở biên giới phía Bắc của đất nước Hy Lạp. 

Thần Zeus tượng trưng cho nguyên lý trật tự trong vũ trụ và sản sinh ra những thứ tốt đẹp nhất cho con người. Vị thần hiền từ này luôn muốn làm những điều thiện, giúp đỡ những kẻ bần hàn, sống có nhân có nghĩa, luôn cầu mong cho đất nước thanh bình, thịnh vượng, dân cư sinh sôi nảy nở, làm ăn phát tài, phát lộc, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Thần cũng rất anh minh, ghét những kẻ bội tín, độc ác.

Thần Zeus có hai em trai: Poseidon - thần của biển cả, Hadescai quản địa ngục và người chị gái là Demeter - nữ thần của sự phồn vinh. Còn vợ của thần Zeus là bà Hera, người trên trần thế. Thần Zeus có nhiều con, trong đó có Athéna - nữ thần của sự thông thái, đươc sinh ra từ trong đầu của thần Zeus; Aphrodete - thần sắc đẹp, người La Mã gọi nàng là Venus; Apollo - thần Mặt Trời; Artemis - thần của núi rừng...

Thần Zeus và toàn thể gia đình nội tộc được người dân Hy Lạp sùng bái. Nhờ thần Zeus mà người dân Hy Lạp cổ đại được sống phồn vinh, hạnh phúc, được quyền bầu cử, ứng cử, có quyền diễn thuyết trước công chúng và có nghĩa vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đất nước Hy Lạp thời cổ đại có khá nhiều nô lệ, nhưng không bị đối xử quá tồi tệ mà còn có quyền được xin bán cho chủ nô khác. Dưới thời Pericles, các thiên tài về triết học, nghệ thuật của đất nước Hy Lạp được cổ vũ phát huy tài năng và đóng góp nhiều tác phẩm nghệ thuật, công trình kiến trúc đỉnh cao. Trong đó tiêu biểu nhất là đền thờ Parthénon, do hai kiến trúc sư nổi danh là Ichinos và Calicrates thiết kế, thi công, dưới sự giám sát và thiết kế trang trí điêu khắc của nghệ sĩ tài ba, nhà điêu khắc tài danh Phidias được nhân dân Hy Lạp trọng vọng và quý mến. Chính vì vậy mà ông bị những kẻ xấu bụng dèm pha, vu khống là ăn cắp vàng và ngà voi trong lúc xây dựng tượng nữ thần Athéna. Ông bị quản thúc ở Athens nhưng được người dân Elide đến thủ đô Athens ký quỹ một số tiền lớn để xin cho Phiddias được tạm tha. Khi tại ngoại, Phidias về Olympia  xây dựng đền thờ tượng thần Zeus. Để tỏ lòng ngưỡng mộ thần Zeus và bày tỏ lòng biết ơn nhân dân Olympia đã trân trọng tài năng của mình, cũng như để khỏi phụ lòng Pericles muốn xây dựng ở thành bang xứ Hy Lạp nhiều công trình lộng lẫy, Phidias đã dồn mọi sức lực ngày đêm say sưa tạc tượng và thi công đền Zeus.

Thế nhưng cùng với cung điện nhà vua Phiodosi II, đền thờ và tượng thần Zeus không còn nữa vì bị thiêu cháy. Hiện tại ở quảng trường chính chỉ còn lại một ít dấu tích của đền thờ và tượng thần Zeus. Còn một vài chi tiết sót lại của ngôi đền Parthénon đang được trân trọng lưu giữ ở Viện Bảo tàng London (Anh).

Theo sử sách ghi lại, ngôi đền dài 60 mét, rộng 28 mét, xây theo kiểu dorique, loại kiến trúc cổ kính nhất, theo một quy tắc hết sức nghiêm ngặt, nhưng đơn giản. Đền có nhiều cột đá hoa cương trắng bóng, ở những vị trí cách nhau đều đặn, trông chẳng khác một hàng rào bao quanh đền. Các cột đều có khía rãnh và chạm khắc phù điêu, diễn tả những cuộc huyết chiến của người anh hùng Pelopes và nhà vua Onomaos, những trận đánh ác liệt của nhân dân Lapithes chống bọn quỷ dữ đầu ngựa mình người đến quấy phá đám cưới của nhà vua Thesali, cũng như các trận ác chiến giữa quân Hy Lạp và người Ba Tư… Trên các bức tường người ta còn chạm trổ, mô tả những chiến công của Hercule - con của thần Zeus.

Tượng thần Zeus (hy lạp)
Các cột ở đền thờ thần Zeus còn sót lại. (Ảnh tư liệu)

Tượng thần Zeus, cao 17m, ngồi trên ngai vàng, đầu gần chạm trần. Mặt thần Zeus trông rất hiền hậu, đôi mắt màu hồng, nhìn thẳng, lông mày và lông mi đen nhánh. Đôi môi dày, đầy cương nghị. Dáng ngồi bệ vệ, oai nghiêm, chễm chệ trên ngai vàng. Tay trái thần Zeus cầm gậy chỉ huy, tượng trưng cho quyền lực vũ trụ, đất trời của nhà vua, tay phải dựa vào thành ngai đang cầm thần Chiến Thắng. Phần nửa trên của thân tượng được làm bằng ngà voi và dát vàng nhàn nhạt, ngả sang màu hồng phơn phớt. Bức tượng đem đến cho người xem một cảm giác ấm áp. Phần nửa dưới của pho tượng phủ một “tấm vải” bằng vàng dát mỏng. Dưới thân áo có khắc họa những con thú vật, trong đó chủ yếu là con dê Amenté đã nuôi sống thần Zeus từ thời thơ ấu. Trên thân áo vẽ những ngôi sao, những đóa hoa rực rỡ. Thần Zeus đi đôi dép vàng đang giẫm lên một chiếc bàn con có trang trí những chú sư tử vàng. Ngai vàng bằng ngà voi và vàng, có chạm trổ diễn tả các trận đấu điền kinh đẹp mắt ở Olympia. Dưới chiếc bàn đặt chân thần Zeus, người ta khắc dòng chữ “Thần dân Athens, Phidias, con của Harmit đã sáng tạo ra”. 

Mỗi lần người dân Hy Lạp đến Olympia, đều vào viếng và tế lễ tại đền thờ thần Zeus, ngưỡng mộ tượng vị thần này và cảm thấy thanh thản khi mọi đau khổ, buồn chán dường như đều tan biến. Nếu ai đó đã đến Olympia, mà không vào đền, chiêm ngưỡng tượng thần Zeus thì sẽ vô cùng ân hận và cảm thấy mình đang đánh mất đi một cái gì đó thật quý giá của lương tâm. Nhân dân Hy Lạp đến đây cúng bái rất nhiều và hiến nhiều lễ vật quý. Để bảo vệ những lễ vật quý giá đó của nhân dân ban tặng, người dân Olympia phải xây nhà kho bảo quản. Có những vị tướng đã cúng thần Zeus 101 cái khiên bằng vàng, để nhớ lại cái khiên bằng da dê mà vị thần này  đã dùng.

Nhà điêu khắc lừng danh Phidias, khi tạc tượng đã hình dung có sự hiện hữu của thần Zeus trước mặt như thể vị thần này đã đi vào tâm hồn, tình cảm của Phidias. Hơn nữa, Phidias đã thấm nhuần tinh thần Ilias của Home, nói đúng hơn Ilias đã mở rộng và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của nhà điêu khắc. Vì thế chưa có một công trình nào mà Phidias thấy thích thú và thỏa mãn như khi sáng tạo tượng thần Zeus.
(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm "Nam Tước - Hồn của đất"
    Tối 25/10, tại Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền - Hà Nội, NNUT Trần Nam Tước tiếp tục khiến giới yêu nghệ thuật thán phục khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mãnh liệt từ đất mẹ qua triển lãm "Nam Tước - Hồn của đất".
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Trưng bày 39 bức tranh của các nghệ sĩ đương đại bậc thầy về nghệ thuật thế giới
    Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam - Hồng Kông (Trung Quốc) do Hội Nghệ sĩ trẻ quốc tế Hồng Kông (HIYA) tổ chức chính thức khai mạc vào chiều ngày 11 tháng 10 năm 2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
  • Lịch sử Hà Nội qua trưng bày tư liệu “Hà Nội và những cửa ô”
    Nhân kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô, sáng nay 7/10, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức trưng bày "Hà Nội và những cửa ô."
  • Triển lãm "Dấu thiêng" tại Hoàng Thành Thăng Long của họa sĩ Chu Nhật Quang
    Chiều 25-9, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long đã họp báo giới thiệu triển lãm "Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang sẽ ra mắt người yêu nghệ thuật tại Hoàng Thành Thăng Long từ ngày 5 - 15/10.
  • Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi”: Hà Nội vươn mình bứt phá
    Sáng 23/9, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Câu lạc bộ Nhiếp ảnh người cao tuổi Hà Nội, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” lần thứ 19 - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội vươn mình bứt phá”. Triển lãm diễn ra đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Điểm mới phát huy giá trị lễ hội truyền thống
    Tại Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), có một điểm mới, đó là dự thảo Luật chia di sản văn hóa phi vật thể thành 6 loại hình và lĩnh vực, trong đó tách lễ hội truyền thống thành mục riêng.
  • Hà Nội: Hấp dẫn, hứa hẹn điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan Phú Túc
    Với lịch sử hơn 400 năm hình thành và phát triển, làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc (huyện Phú Xuyên) vừa được UBND Thành phố Hà Nội công nhận Điểm du lịch làng nghề của Thủ đô.
  • Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, trời mưa rét
    Sáng nay 28/10, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc (gió mùa Đông Bắc) tiếp tục tăng cường xuống phía Nam. Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa - Nghệ An đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi trời rét.
  • Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024
    Từ ngày 28/10 đến 3/11, tại khu vực Quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra “Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Đừng bỏ lỡ
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
    Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
  • [Podcast] Đình chèm – Di sản hàng nghìn năm tuổi của Thủ đô
    Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, đình Chèm (làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng, có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.
  • Đắm chìm trong hoàng hôn hồ Tây những ngày mùa thu tháng Mười
    Chẳng biết từ bao giờ, hồ Tây là nơi người ta thường nghĩ đến đầu tiên khi tâm hồn cần nghỉ ngơi. Dù lòng đang mang nặng điều gì, chỉ cần ra đến hồ Tây, niềm vui sẽ nhân đôi và lòng người thư thái. Ai ở Hà Nội chẳng gửi vào đây chút tương tư thương nhớ, để nước hồ quanh năm sóng sánh đầy vơi những nỗi niềm ưu tư.
  • Trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật Việt Nam
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trao giải “Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024” tại TP Huế.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • “Rock: Hà Nội chốn đi về": Sự kết hợp tinh tế giữa hiện đại và truyền thống
    "Rock: Hà Nội chốn đi về" là chương trình biểu diễn ngoài trời quy mô lớn trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Đêm nhạc tại Nhà hát Lớn quy tụ bốn ban nhạc rock Hà Nội qua các thập kỷ, gồm: Purple Blues, Thủy Triều Đỏ, Lý Bực, Blue Whales.
  • Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững "Lên tiếng cho mai sau"
    Diễn ra tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) từ 30/10-3/11, Liên hoan giới thiệu 10 bộ phim tài liệu đặc sắc và ấn tượng, kể những câu chuyện về cách con người trên toàn thế giới đấu tranh và thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của môi trường và xã hội.
Tượng thần Zeus (hy lạp)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO