Tượng khổng lồ Helions trên đảo Rhodes (Hy Lạp)

Trần Mạnh Thường| 25/05/2021 09:28

Tượng khổng lồ Helions trên đảo Rhodes (Hy Lạp)

Đảo Rhodes là cửa ngõ ra vào cảng biển của Địa Trung Hải. Nước Hy Lạp cổ đại gồm nhiều thành bang,  trong đó có 3 thành bang thuộc đảo Rhodes. Đó là Ialysos, Kamiros và Lindos. Năm 405 TCN các thành bang này liên minh với nhau lấy thủ phủ là Rhodes. 

Rhodes là đồng minh chính của vua Ai Cập Ptolemy I Soster. Năm 305 TCN, người Antigonid ở Macedonia dưới sự lãnh đạo của vị tướng nổi tiếng Demetrius là con trai vị tướng lừng danh Monophthalmus của Alexandros, đã đưa 40.000 quân tấn công, bao vây đảo Rhodes, nhằm phá vỡ liên minh Rhodes - Ai Cập. Tuy nhiên do thành phố được phòng ngự vững vàng, khiến tướng Demetrius buộc phải xây dựng một số tháp bao vây để cho quân lính leo lên tường thành. Tháp đầu tiên được dựng trên 6 chiếc tàu, nhưng đã bị một cơn bão mạnh lật đổ. Demetrius lại tiếp tục cho dựng tháp mới trên mặt đất lớn hơn, gọi là Helepolis, nhưng đã bị quân phòng thủ Rhodes cho nước chảy tràn ra khu đất, khiến không di chuyển tháp được, mất tác dụng. 

Đặc biệt đến năm 304 TCN một lực lượng viện binh gồm các tàu chiến do Ptolemy gửi đến nơi, quân Demetrius buộc phải nhanh chóng rút chạy. Cuộc chiến bất phân thắng bại. Đôi bên phải ký Hiệp định Hòa bình vào năm 304 TCN. Người Antigonid đã phải bỏ cuộc vây hãm và bỏ lại đây toàn bộ thiết bị chiến tranh. 

Để ăn mừng chiến thắng của liên minh, nhân dân đảo Rhodes đã quyết định bán các chiến cụ này của kẻ thù bỏ lại, để dùng số tiền đó đúc bức tượng vị thần khổng lồ bảo hộ mình là thần Mặt trời Helios.

Công trình tạc tượng khổng lồ Helios được khởi dựng khoảng năm 294 TCN, kéo dài 12 năm và hoàn thành vào năm 282 TCN. Trong nhiều năm bức tượng được đặt ở cửa ra vào cảng Mandraki (cũng có thuyết cho rằng tượng được đặt trên một con đê chắn sóng ở cảng) của đảo Rhodes và được tồn tại trong vòng 56 năm. Đến khi xảy ra một trận động đất kinh hoàng ở Rhodes vào năm 226 TCN, cả thành phố bị thiệt hại rất nặng nề và pho tượng thần Mặt trời Helios khổng lồ đổ sập, bị gãy ở đầu gối, phần yếu nhất của pho tượng. Người dân Rhodes ngay lập tức đã nhận được lời đề nghị sẽ cung cấp toàn bộ kinh phí cho việc sửa chữa lại bức tượng này của vua Ai Cập là hoàng đế Ptolemy III Eurgetes. Nhưng khi tham khảo ý kiến của một số nhân vật có uy tín lớn của đảo, một lời sấm truyền, khiến người dân Rhodes sợ rằng họ đã xúc phạm đến thần Mặt trời, nên tất cả đều cho rằng không nên dựng lại bức tượng này. Vì vậy, lời đề nghị của vua Ptolemy không thực hiện được.

Trong suốt 10 thế kỷ trôi qua, bức tượng khổng lồ vẫn nằm thành một đống đổ nát không một ai ngó ngàng tới. Vào năm 654 SCN, một lực lượng Ai Cập dưới sự chỉ huy của Muawiyah I đến xâm chiếm đảo Rhodes, họ tháo gỡ những phần còn lại của bức tượng đem bán cho một nhà buôn người Do Thái ở Edessa, Syria. Người ta kể rằng, để chở hết các bộ phận của bức tượng khổng lồ về đến Syria, họ phải dùng đến 900 con lạc đà. Và từ đó cho đến nay không một ai còn nhìn thấy bức tượng khổng lồ này nữa. Nhưng bức tượng đã được xếp là một trong 7 kỳ quan cổ đại của nhân loại thời bấy giờ.

Bức tượng thần Mặt trời khổng lồ do nhà điêu khắc nổi tiếng của đảo  Rhodes là Charles ở Lindos đảm nhận. Ông là một nhà điêu khắc nổi tiếng của Hy Lạp, sinh ra ở Rhodes, người đã từng tham gia vào việc xây dựng các bức tượng trước đó. Thầy giáo của ông là một nhà điêu khắc lừng danh Lisippus, người đã dựng bức tượng thần Zeus cao 60 foot.  Pho tượng được đúc bằng đồng, được dựng trên bệ đá cẩm thạch trắng trong suốt cao 15 mét. Tượng thần Mặt trời cao 34 mét, riêng ngón tay cái của tượng vài người ôm không xuể. Theo ghi chép của du khách Gaius Plinius Secundus, “Ít người có thể vòng tay ôm được ngón tay cái và rằng mỗi ngón tay của tượng lớn hơn các bức tượng bình thường khác”.

Căn cứ vào những bức họa cũ để lại, cho thấy mỗi chân tượng được đặt trên một phía của cổng cảng và các con tàu đi qua bên dưới để vào. Rõ ràng đó là pho tượng khổng lồ của nhân loại.

Hiện nay có nhiều lời bàn luận có nên xây dựng lại bức tượng hay không. Những người ủng hộ cho rằng sự kiện này sẽ làm bùng nổ lượng khách du lịch tới Rhodes, ngược lại những người phản đối nói nó quá tốn kém (hơn100 triệu Euro). 

Ý tưởng xây lại tượng được đặt ra từ năm 1970, nhưng do thiếu kinh phí, nên công trình chưa thể thực hiện.

Năm 2015 - 2016, việc phục dựng bức tượng một lần nữa được đề cập tới. Một dự án được một nhóm các chuyên gia châu Âu đến từ Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia và Anh khởi xướng. Họ muốn dựng tượng thần Mặt trời tại Rhodes với những tiêu chuẩn vượt trội của thế kỷ XXI, nhằm đem đến cho du khách cảm giác đầy ấn tượng mà người cổ đại đã trải nghiệm khi đến thăm đảo Rhodes từ hơn 2000 năm trước.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Tượng khổng lồ Helions trên đảo Rhodes (Hy Lạp)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO