Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp: Nhà nước có thể hỗ trợ một phần kinh phí

Tuấn Phong/KTĐT| 28/06/2018 14:48

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho DN do Bộ Tư pháp đang xây dựng, đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.

Nhiều mô hình hỗ trợ doanh nghiệp

Trên cơ sở Nghị định số 66, để triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho DN, các bộ, ngành và địa phương đã chủ động xây dựng, hoàn thiện các mô hình hiệu quả trong công tác hỗ trợ pháp lý cho DN. Ở các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư, công tác hỗ trợ pháp lý cho DN được giao cho Sở Tư pháp làm đầu mối chủ trì thực hiện. Với nỗ lực nhằm đem lại hiệu quả trong công tác này, nhiều địa phương đã mạnh dạn đưa vào thử nghiệm những hình thức mới. Tại các tổ chức đại diện cho DN và các tổ chức triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho DN đã triển khai hiệu quả mô hình “Cà phê doanh nhân”, “Cà phê DN thứ 7” (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh...) nhằm rút ngắn khoảng cách giữa cơ quan nhà nước với DN, là địa chỉ để giải đáp các thắc mắc pháp lý cho DN và tiếp nhận các kiến nghị của DN về hoàn thiện pháp luật.
Để triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ cho DN nói chung và hỗ trợ pháp lý cho DN nói riêng, tại tỉnh Bắc Ninh cũng đã triển khai mô hình “Bác sĩ DN”. Đây là mô hình sáng tạo nhằm thực hiện chủ trương hỗ trợ cho DN, Chính phủ đổi mới, sáng tạo, giúp chẩn đoán “bệnh pháp lý” để chữa bệnh cho DN. Mô hình này bắt đầu từ tỉnh Bắc Ninh và đang được nghiên cứu thí điểm sang các tỉnh khác.

Việc xây dựng và đưa vào hoạt động các mô hình hỗ trợ pháp lý cho DN bước đầu đã tạo ra các “điểm sáng” trong công tác hỗ trợ pháp lý cho DN, hình thành các mô hình hiệu quả cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu cần hỗ trợ của các loại hình DN, phù hợp với từng giai đoạn, điều kiện kinh tế - xã hội của các địa bàn trên cả nước.

Hỗ trợ DN nhỏ và vừa

Sau gần 10 năm thi hành Nghị định 66 cho thấy, các nội dung và hình thức hỗ trợ pháp lý cho DN được thực hiện còn gặp nhiều khó khăn cần được nghiên cứu, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế. Ở các bộ và cơ quan ngang bộ, kinh phí dành cho công tác hỗ trợ pháp lý cho DN còn hạn chế, thiếu tập trung, chưa được thực hiện một cách đồng bộ, nên ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này trong thời gian qua. Còn tại các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư, kinh phí sử dụng vào hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN còn hạn chế và chỉ tập trung ở các TP lớn.

Bên cạnh đó, nhân lực triển khai trực tiếp công tác hỗ trợ pháp lý cho DN đa số là kiêm nhiệm, các luật sư/tổ chức hành nghề luật sư còn thiếu và chất lượng dịch vụ pháp lý chưa cao. Trong khi đó, Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về hỗ trợ pháp lý cho DN cũng không có nhân sự chuyên trách để triển khai công tác này.

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 66 do Bộ Tư pháp xây dựng dự kiến sẽ bổ sung các nguyên tắc mới như hỗ trợ gián tiếp DN nhỏ và vừa (DNNVV), nguồn lực hỗ trợ, ưu tiên DN do nữ làm chủ… nghiên cứu phương án xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật trực tuyến cho DNNVV theo hướng các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm trả lời các yêu cầu của DNNVV. Nhà nước có thể hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác tư vấn pháp luật, tháo gỡ các vướng mắc pháp lý cho DNNVV với các điều kiện, thủ tục cụ thể.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng xác định cần xây dựng và hoàn thiện Nghị định theo hướng có trọng tâm trên cơ sở nhu cầu hỗ trợ pháp lý của DN trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực, từng vùng và yêu cầu hội nhập quốc tế. Đồng thời, “mở” khả năng cấp kinh phí cho tổ chức đại diện cho DN khi chương trình hỗ trợ pháp lý do tổ chức đó đề xuất được phê duyệt và tự tổ chức thực hiện.
(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp: Nhà nước có thể hỗ trợ một phần kinh phí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO