TS. Nguyễn Mạnh Hùng: Người đam mê với truyền bá kiến thức

Minh Lý| 22/09/2020 12:02

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sách Thái Hà (Thái Hà Books), người đã có 12 năm làm việc tại Tập đoàn FPT. Ông luôn tâm huyết với việc truyền bá văn hóa đọc tại đất nước mình.

TS. Nguyễn Mạnh Hùng: Người đam mê với truyền bá kiến thức
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Công ty Cổ phần Sách Thái Hà 
(Thái Hà Books)

Quyết tâm thoát nghèo bằng thi trức

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hùng trải qua tuổi thơ nghèo khổ, tủi cực và “thèm sách”. Ông kể: “Nhà tôi nghèo lắm, nghèo đến mức mà người ta gọi là nghèo kiết xác. Nhiều ngày chỉ ăn 1 bữa. Cảnh đứt bữa, cái đói triền miên thấm sâu vào tôi. Từ nhỏ tôi đã rất ham đọc và đã ít nhất 2 lần làm cháy nhà khi mải đọc sách lúc nấu cơm. Thế đấy. Mượn sách về đọc qua đêm, sáng sau phải trả. Đọc ngấu nghiến. Có mảnh báo cũ tôi đọc đến thuộc lòng, vì chẳng có gì đọc cả”. 

Lớn lên, “vào cái thời mà 33 người thi mới có một người đỗ đại học chứ không nói đến chuyện đi học bên “trời Tây”, vậy mà ông Hùng vẫn hạ quyết tâm học tập thi đỗ điểm cao đạt học bổng đi học đại học tại Nga”. Vẫn cay đắng, tủi hờn bởi cảnh nghèo đeo bám, ông Hùng xót xa nhớ lại: “Tôi nhớ ngày tôi thi đỗ vào cấp 3 chuyên ngoại ngữ tiếng Pháp, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, mẹ tôi đưa đến nhà một ông trong xóm vay tiền mua bộ quần áo. Ông này bảo: “Cho mày vay tiền đi học, sau này bán chữ đi trả tao à”. Với khát khao cháy bỏng để thoát khỏi cái nghèo và sục sôi làm giàu, làm giàu chân chính, cùng với tác động bởi câu nói của ông hàng xóm, ông Hùng quyết tâm chứng minh sẽ dùng con chữ, dùng tri thức để làm giàu. Điều đó đã thành hiện thực. Thậm chí, ông trở thành người giàu có ngay khi học xong năm dự bị tiếng Nga trước khi thành sinh viên đại học năm thứ nhất ở Moscow. 

Tiến sĩ “văn hóa đọc”

Doanh nhân Đỗ Mạnh Hùng rất thần tượng Thiên Hoàng Minh Trị của nước Nhật. Bởi ông đã làm thay đổi nước Nhật bằng nhiều cách, trong đó có việc cho dịch hầu hết những cuốn sách giá trị nhất ra tiếng Nhật để người dân Nhật đọc và ứng dụng. Đứa con tinh thần của ông, Thái Hà Books được thai nghén và ra đời từ hoài bão đó. 

Ngược dòng thời gian, khi tốt nghiệp về nước, đóng hàng vào container chuyển về Việt Nam, tài sản lớn nhất mà ông Hùng có khi đó không phải là tiền mà là hàng trăm cuốn sách và vài trăm đĩa than ca nhạc sưu tập được.

Vì đam mê đọc và viết, thật tâm muốn chia sẻ trải nghiệm thật của mình, lại là người hoạt động trong ngành xuất bản nên ông Hùng cũng là tác giả và chủ biên của hơn chục đầu sách như: “Bài học từ người quét rác”, “Tâm từ tâm”, “Hạnh phúc thật giản đơn”, “Trồng hoa không cho mọc rễ”, “Tướng lĩnh Việt Nam thế kỷ XX qua lời kể của người thân”, “Tôi tự hào là người Việt Nam” và “Nhà máy sản xuất niềm vui”, “Ngày mới tự là mới”, “Ta vui đời sẽ vui”, “Trồng hoa không cho mọc rễ”, “Thiền trong từng phút giây”... Qua từng trang sách là những nét cá tính, những trải nghiệm tại những dấu mốc trong cuộc đời, những trăn trở, lo toan của một doanh nhân khi đứng trước các vấn đề xã hội. Bên cạnh đó ông cũng viết rất nhiều bài báo cho các tờ như: VnExpress, Vietnamnet, Dân trí, Doanh nhân Sài Gòn, Tuổi Trẻ, Thanh niên,… đặc biệt là cho mảng Phật giáo như: “Văn hóa Phật giáo”, “Giác ngộ”, “Phatgiao.org.vn”, “Thuvienhoasen.com…”. Cũng vì mê đọc sáng và quyết thỏa chí đam mê truyền bá văn hóa đọc, thông qua Thái Hà Books cùng hàng trăm buổi nói chuyện về sách hay giảng về văn hóa đọc và kỹ năng đọc sách siêu tốc nên nhiều người gọi tôi là “Tiến sĩ Văn hóa đọc”. Ngoài ra, tôi cũng có trên 20 năm chuyên giảng về quản trị kinh doanh và lãnh đạo cho các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, các chương trình của các trường đại học và trung tâm đào tạo… Tất cả là nhờ sách. Sách là thầy, là bạn, là nhà cố vấn tuyệt vời nhất. Việc chọn sách giúp bạn đọc cũng là một điều quan trọng”, ông Hùng cho biết thêm. 

Bên cạnh sách, thiền là đam mê thứ hai mà ông Hùng đang hết mình thực hành và phụng sự. Chia sẻ về vấn đề này ông Hùng giải thích: “Trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta gọi tôi là TS. Nguyễn Mạnh Hùng. Nhưng “TS” không phải là viết tắt 2 chữ “tiến sĩ” mà là “tu sinh”, là “thiền sinh”, rằng tôi đang học thiền và hàng ngày tu tập theo con đường của Đức Phật và là thí sinh thi vào trường giác ngộ và giải thoát. “TS” cũng được hiểu là viết tắt của Thiền + Sách”.

Yêu thương hết lòng, phụng sự hết mình

TS. Nguyễn Mạnh Hùng: Người đam mê với truyền bá kiến thức
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Người mở ATM rút gạo miễn phí giúp người dân gặp khó khăn 
do đại dịch Covid-19 

Trước hoàn cảnh nhiều người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, ông Hùng nảy sinh ý tưởng mở ATM gạo miễn phí tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước. ATM gạo miễn phí đầu tiên tặng người nghèo, bà con đứt bữa vì ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 tại Hà Nội bắt đầu đi vào hoạt động từ 8h00 sáng ngày 11/4/2020. “Hữu xạ tự nhiên hương”, nghĩa cử cao đẹp của Thái Hà Books nhanh chóng lan tỏa trên khắp mọi miền Tổ quốc. Kết quả quá bất ngờ, rằng sau 20 ngày mở ATM gạo miễn phí đầu tiên, Thái Hà Books và các nhà hảo tâm đã phát được số gạo khổng lồ tại nhiều tỉnh thành như: Hà Nội, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Nam, Điện Biên, Gia Lai, Hà Tĩnh, Phú Yên, Buôn Mê Thuột…

Ý tưởng “nhường cơm sẻ áo”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no” xuất phát từ lòng trắc ẩn, giàu tình yêu thương con người chảy trong huyết quản danh nhân Nguyễn Mạnh Hùng. Bí quyết thành công và triết lý sống của ông Hùng chính là yêu thương hết lòng và phụng sự hết mình. “Tôi luôn tâm niệm làm gì thì làm, giám đốc hay doanh nhân, tiến sĩ hay bác sĩ, tỉ phú hay kỹ sư,… thì quan trọng nhất phải làm người, làm người tử tế, người tốt. Tôi cũng nói luôn rằng sống thiện lành là phương châm của tôi. Tôi được rất nhiều khi làm việc tốt, việc thiện. Khi có tâm thiện lành, hành việc tốt, khả năng yêu thương của ta cứ thế tăng lên và kèm theo đó là hạnh phúc liên tục tuôn trào. Hạnh phúc kéo dài nhiều năm tháng, thậm chí nhiều kiếp. Thật đấy. Ngẫm mà xem”, ông Hùng chia sẻ. Ông cũng luôn tâm niệm về 7 chữ “T”, rằng đã làm kinh doanh thì phải thực tế, đã làm người thì phải tử tế, đã làm xuất bản thì phải tinh tế và cuối cùng, làm gì cũng cần làm với cái tâm của mình, tâm thiện lành. Ông Hùng rất tâm đắc với câu nói của Samuel Johnson rằng tầm cỡ thực sự của một người được đo bằng cách anh ta đối xử với những người chẳng đem lại cho anh ta lợi ích gì. Thái Hà Books được thành lập và hoạt động trên nền tảng đó là: Phụng sự, Yêu thương, Tôn trọng, Bình đẳng và lấy yếu tố con người làm trọng tâm. 

Không chỉ dừng lại ở đó, với suy nghĩ “Đối mặt với đại dịch Covid-19, người nghèo không chỉ cần gạo mà còn cần thông tin và tri thức”, ông Hùng còn có sáng kiến làm “ATM sách” để “nhả” sách miễn phí cho người dân. Máy được hoàn thiện chiều 23/4/2020 đúng Tết Sách (ngày Sách và Bản quyền thế giới) và đặt tại Nhà sách Thái Hà, 119C5, phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Từ 23/5/2020, sau một tháng hoạt động, máy được chuyển về trụ sở chính Thái Hà Books tại địa chỉ: Lô B2, khu đấu giá 3 ha, tổ dân phố số 1, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tổng số sách đã tặng cho các cá nhân, tổ chức: Không gian đọc, Điểm đọc, Sách và hành động, Thư viện 63 tỉnh thành… là 2.000 cuốn.

Với nhiều hành động, việc làm “tốt đời, đẹp đạo”, ông Hùng vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội tặng danh hiệu Người tốt, việc tốt Thành phố năm 2020.

Chia sẻ về ý nghĩa của việc làm thiện nguyện này, ông Hùng cho biết: “Tôi đang cùng với các học trò của mình xây dựng Vườn yêu thương và thúc đẩy một xã hội tự học, tự đọc sách. Tôi nhận Thiên Hoàng Minh Trị làm người thầy và quyết tâm chọn những cuốn sách hay nhất của toàn nhân loại để mang đến cho bạn đọc và người dân Việt Nam. Người ta vẫn gọi tôi là người truyền bá kiến thức”.
(0) Bình luận
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội: Người Hà Nội - một tên gọi không chỉ gợi nhắc địa danh mà còn chuyên chở chiều sâu văn hóa
    Trong hành trình 40 năm đầy tự hào ấy, Người Hà Nội luôn biết làm mới mình, luôn sẵn sàng thích nghi để phục vụ tốt hơn sứ mệnh của tờ báo văn học nghệ thuật Thủ đô.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
TS. Nguyễn Mạnh Hùng: Người đam mê với truyền bá kiến thức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO