Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội - Đầu tàu của ngành y tế Thủ đô

Trần Nga/Anh Quý/KTĐT| 09/12/2017 19:05

Chiều 9/12, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị Sơ kết một năm kết quả hoạt động Trung tâm kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

 Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, Trưởng Ban chăm sóc sức khỏe T.Ư Nguyễn Quốc Triệu, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cùng nhiều chuyên gia y tế đến từ Pháp, Nhật Bản, Đài Loan.

Hơn 19.000 lượt khám 

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, với 12 bàn khám hoạt động thường xuyên, trong 1 năm đầu hoạt động, Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa (TTKTC&TH) Hà Nội đã khám cho hơn 19.000 lượt bệnh nhân ngoại trú, bao gồm cả người bệnh có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT. Trong đó, gần 1.300 bệnh nhân điều trị nội trú. Các bệnh được điều trị tại Trung tâm chủ yếu là ung thư đường tiêu hóa, các bệnh về đường tiêu hóa, xương khớp… Trong một năm qua, TTKTC&TH Hà Nội đã phẫu thuật cho 1.402 bệnh nhân với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài, các gia đầu ngành Ngoại khoa của các bệnh viện T.Ư trên Hà Nội. Đồng thời, TTKTC&TH Hà Nội đã tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật mới như phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu cắt đại – trực tràng trong điều trị ung thư, kỹ thuật điều trị rò hậu môn bằng phương pháp nội soi lỗ rò, kỹ thuật phẫu thuật qua đường tự nhiên không để lại sẹo... và nhiều kỹ thuật cao chuyên sâu khác.

Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội, TTKTC&TH Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm y tế, trạm y tế xã, phường xét nghiệm tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa cho người trên 40 tuổi tại 104 xã, phường thuộc 8 quận huyện trên địa bàn TP (Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hà Đồng, Ba Đình, Long Biên, Đống Đa, Sóc Sơn, Thanh Trì). Qua đây, trên 100.000 người dân trên 40 tuổi có BHYT đã được xét nghiệm sàng lọc miễn phí, 5,56% tổng số kết quả xét nghiệm dương tính. Qua theo dõi, trên 70% bệnh nhân có kết quả dương tính đã chủ động đi nội soi và điều trị tại các bệnh viện.

Ngày 18/11 vừa qua, TT cũng tổ chức nội soi đường tiêu hóa miễn phí cho gần 100 bệnh nhân có kết quả dương tính, phát hiện trên 80% bệnh nahan có vấn đề về bệnh lý đường tiêu hóa, trên 40% bệnh nhân có polip hay khối u. Hiện, TTKTC&TH Hà Nội đang phối hợp với Bệnh viện Thu Cúc để triển khai chương trình tại quận Tây Hồ.

Dưới sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia hàng đầu thế giới về tiêu hóa đến từ Pháp, Nhật Bản, Đài Loan theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, nhiệm vụ của TTKTC&TH Hà Nội mà UBND TP đặt ra là đến năm 2020 đào tạo được 10 kíp phẫu thuật nội soi và 10 kíp nội soi chẩn đoán làm chủ được các kỹ thuật đã được nhận chuyển giao và nhân rộng, đào tạo lại cho các cán bộ y tế khác trong ngành.

Điểm sáng về chất lượng, phong cách phục vụ

Đại diện cho học viên tham gia các khoa học đào tạo tại Trung tâm, bác sĩ Nguyễn Ngọc Đan bày tỏ, sau một năm các học viên đã thực hiện đúng, chuẩn các kỹ thuật được chuyển giao. Đến nay, nhiều học viên đã có thể chủ động đứng mổ cho bệnh nhân theo đúng kỹ thuật mà các giáo sư đầu ngành đã chuyển giao lại.

Bày tỏ tình cảm với TTKTC&TH Hà Nội, Giáo sư Joel Leroy (Pháp) – chuyên gia đầu ngành tiêu hóa trên thế giới đánh giá cao sự nỗ lực của ngành y tế Hà Nội nói chung và các bác sĩ, học viên của TTKTC&TH Hà Nội trong suốt một năm qua để đưa Trung tâm phát triển như ngày nay. Giáo sư Joel Leroy mong muốn, với những trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân lực tốt, TTKTC&TH Hà Nội sẽ tiếp tục là lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân khi gặp các vấn đề sức khỏe.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đánh giá sự phát triển nhanh, mạnh mẽ cả về chất lượng và chuyên môn của TTKTC&TH Hà Nội vừa qua. Những kỹ thuật mà TTKTC&TH Hà Nội làm chủ không chỉ góp phần phát triển ngành y tế Hà Nội mà còn có đóng góp cho nền y tế Việt Nam. Thứ trưởng hy vọng, thời gian tới Hà Nội sẽ mở rộng phát triển mô hình này ở nhiều mặt bệnh khác nhau. “Đây là mô hình của Hà Nội mà Bộ Y tế cần học tập để triển khai và phát triển ở các tỉnh, TP khác trên cả nước” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, sau một năm hoạt động, TTKTC&TH Hà Nội đã thực hiện đúng theo 3 nhiệm vụ ban đầu mà Thành ủy, TP đã đặt ra. “Chúng ta thấy các bác sĩ ở Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp nhận những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đến nay chúng ta đã tiếp nhận hơn 30 kỹ thuật mới, trong đó nhiều kỹ thuật tiên tiến còn chưa nằm trong danh mục khám chữa bệnh của Bộ Y tế. Vì vậy, chúng tôi mong muốn Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện cho ngành y tế Hà Nội cập nhật những kỹ thuật mới trong điều trị để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho Nhân dân. Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội cần xem xét, đánh hoạt động của Trung tâm để xây dựng đề xuất nhận rộng mô hình này trên địa bàn TP” – Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị Trung tâm cần nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ; tiếp tục phát triển kỹ thuật y học tiên tiến của thế giới trong chẩn đoán, điều trị; đẩy mạnh công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các BV của Hà Nội cũng như các tỉnh/thành; tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung mong muốn các giáo sư đầu ngành như GS. Leroy và các giáo sư nước ngoài sẽ tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ chuyên môn, kỹ thuật, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho TTKTC&TH Hà Nội nói riêng, và ngành y tế của Hà Nội nói chung.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội - Đầu tàu của ngành y tế Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO