Trưng bày nhiều tư liệu mới ‘'Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966’'

Chính phủ| 11/03/2018 15:58

Ngày 9-3, tại TP Hồ Chí Minh, Hội trường Thống Nhất (đơn vị quản lý Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia đặc biệt - Dinh Độc Lập) chính thức khai trương trưng bày mới “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966”.

Trưng bày nhiều tư liệu mới ‘'Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966’'

Đây là kết quả sau 3 năm nghiên cứu, thực hiện của Hội trường Thống Nhất với sự cố vấn từ các chuyên gia sử học, bảo tàng như: PGS.TS. Nguyễn Văn Huy, TS. Lê Thị Minh Lý (Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia), GS sử học người Mỹ Edward Miller…

Trưng bày lần này được tập hợp từ hàng trăm tài liệu, hình ảnh, được xem là quy mô nhất từ trước đến nay về lịch sử Dinh Độc Lập. Điều đặc biệt là trưng bày này được thực hiện trong ngôi nhà cổ 2 tầng được xây dựng từ thời Pháp, nằm trong quần thể của di tích Dinh Độc Lập, góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa-Nguyễn Du.

Trưng bày này cũng làm sáng tỏ câu chuyện về một dinh thự vốn là biểu tượng của chính quyền thực dân Pháp ở Nam Kỳ, tồn tại gần 100 năm. Dinh thự đó được đổi tên là Dinh Độc Lập vào năm 1954 và tên gọi đó tồn tại cho đến ngày nay.

Ở tầng trệt, nhiều hình ảnh quý về Dinh Norodom - nơi ở và làm việc của Thống đốc Nam Kỳ do chính quyền Pháp xây dựng từ năm 1868 - cũng được công bố. Bên cạnh đó, không gian, cuộc sống của người dân TP Hồ Chí Minh một thời cũng được tái hiện sinh động. Du khách có thể vừa xem hình ảnh, vừa nghe thuyết minh, vừa cảm nhận những âm thanh náo động của đường sá, phố phường của Sài Gòn xưa.

Phía hành lang tòa nhà để trưng bày hình ảnh, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của những danh nhân ở miền Nam như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn An Ninh. Tại tầng 2 của tòa nhà giới thiệu sự hình thành và sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm cùng với quá trình xây dựng Dinh Độc Lập…

Điều khác biệt của trưng bày "Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966” là việc thực hành cách tiếp cận và phương pháp diễn giải mới về lịch sử. Với các nguồn tư liệu phong phú từ các trung tâm lưu trữ quốc gia của Việt Nam, Mỹ và Pháp, trưng bày này là sự diễn giải sống động, với cái nhìn đa chiều về các sự kiện lịch sử, câu chuyện và bối cảnh của nó. Đồng thời, sử dụng một số phương tiện công nghệ hiện đại để chuyển tải các câu chuyện lịch sử. Khách tham quan có thể xem, nghe và tương tác để khám phá lịch sử và tự trải nghiệm.

Bà Trần Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Hội trường Thống Nhất cho biết: “Chúng tôi hy vọng trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966” sẽ được công chúng đón nhận như một địa chỉ mới để trải nghiệm, chia sẻ những ký ức lịch sử trong quá khứ và để tự hào về hôm nay”.

Trưng bày miễn phí tham quan trong 2 tuần từ ngày 10-23/3 tại địa chỉ: 106 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, TP Hồ Chí Minh. 
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
  • Hà Nội điều chỉnh lộ trình và tần suất hàng loạt các tuyến xe buýt từ 1/4
    Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng công ty từ ngày hôm nay (1/4).
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày nhiều tư liệu mới ‘'Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966’'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO