Trưng bày 4 nhóm bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Hà Nội

Hoàng Lân/HNM| 23/11/2017 21:34

Sáng nay (23-11), Bảo tàng Hà Nội tổ chức trưng bày, giới thiệu 4 nhóm bảo vật quốc gia. Đồng thời, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức gặp mặt những người có đóng góp cho văn hóa di sản Hà Nội. Đây là các hoạt động kỷ niệm Ngày Di sản việt Nam (23-11).

Trưng bày 4 nhóm bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Hà Nội
Những Bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội trong sáng nay 23-11.

Cho đến nay, Chính phủ đã công nhận 12 hiện vật và nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia trải dài từ thời Văn hóa Đông Sơn cho đến thời Nguyễn. Trong đó, Bảo tàng Hà Nội được lưu giữ, bảo quản và trưng bày 4 nhóm bảo vật quốc gia.

Đó là: Trống đồng Cổ Loa và bộ lưỡi cày đồng trong trống, được phát hiện ngay trong lòng tòa thành Cổ Loa lịch sử; quả chuông Thanh Mai đúc vào năm 798, phát hiện tại Bãi Rồng, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, là 1 trong 10 kỷ lục Văn hóa Phật giáo Việt Nam năm 2006; cây đèn gốm men lam xám thế kỷ XVI của tác giả Đặng Huyền Thông, một nghệ nhân gốm tài hoa tiêu biểu thời Mạc; tòa long đình gốm Bát Tràng, một sản phẩm gốm thờ độc đáo của làng gốm Bát Tràng thế kỷ XVII.

Ngoài việc trưng bày 4 nhóm bảo vật quốc gia, Bảo tàng Hà Nội cũng trưng bày một số hình ảnh, mô hình của những bảo vật quốc gia còn lại. Đó là mô phỏng tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Thánh Ân, thôn Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm có niên đại thế kỷ XVI, được coi là một tác phẩm điêu khắc tuyệt vời của thời Mạc; hình ảnh bộ tượng Di Đà Tam Tôn ở chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, là bộ tượng Di Đà Tam Tôn sớm nhất được biết ở Việt Nam, đạt đến chuẩn mực về tạo hình Phật giáo đầu thế kỷ XVII; hình ảnh 34 pho tượng Phật thời Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) ở chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất; đình Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai...

Ông Nguyễn Tiến Đà, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội cho biết, Bảo tàng sẽ tiến hành trưng bày các bảo vật này qua Tết, sau đó sẽ thu dọn để thi công gian trưng bày chính thức. Dự kiến, Bảo tàng Hà Nội sẽ tiến hành khánh thành khu trưng bày chính vào năm 2019 và sẽ phục chế thu nhỏ những bảo vật này để làm quà tặng cho du khách đến tham quan.

Nhân dịp này, Bảo tàng Hà Nội cũng cho ra mắt tập sách ảnh “Bảo vật quốc gia Thăng Long – Hà Nội”. Để hoàn thành tập sách ảnh này, Ban biên tập đã nỗ lực đi điền dã, tập hợp, khảo cứu tư liệu với mong muốn đem đến cho người đọc trong và ngoài nước một sản phẩm văn hóa có chất lượng, như một phương cách nhằm quảng bá và tôn vinh một phần những giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô đến với công chúng.

* Xem những bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội:

Trưng bày 4 nhóm bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Hà Nội
Trống đồng Cổ Loa được phát hiện ngay trong lòng tòa thành Cổ Loa lịch sử.

Trưng bày 4 nhóm bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Hà Nội
Bộ lưỡi cày đồng được phát hiện cùng với trống đồng tại thành Cổ Loa.

Trưng bày 4 nhóm bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Hà Nội
Chuông Thanh Mai đúc vào năm 798, phát hiện tại Bãi Rồng, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, là 1 trong 10 kỷ lục Văn hóa Phật giáo Việt Nam năm 2006.
Trưng bày 4 nhóm bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Hà Nội
Tòa long đình gốm Bát Tràng, một sản phẩm gốm thờ độc đáo của làng gốm Bát Tràng thế kỷ XVII.
Trưng bày 4 nhóm bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Hà Nội
Cây đèn gốm men lam xám thế kỷ XVI của tác giả Đặng Huyền Thông, một nghệ nhân gốm tài hoa tiêu biểu thời Mạc.
Trưng bày 4 nhóm bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Hà Nội
Mô phỏng tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Thánh Ân, thôn Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm có niên đại thế kỷ XVI, được coi là một tác phẩm điêu khắc tuyệt vời của thời Mạc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày 4 nhóm bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO