Triệt phá tổ chức ''tín dụng đen'' hoạt động trên toàn quốc

Trịnh Duy Hưng (TTXVN/VIETNAM+)| 30/11/2018 09:15

Ngày 29-11, Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ Công an thông báo kết quả ban đầu chuyên án triệt phá tổ chức tín dụng đen hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, trong đó có Thanh Hóa.

Triệt phá tổ chức ''tín dụng đen'' hoạt động trên toàn quốc
Thay mặt lãnh đạo Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa tặng hoa chúc mừng Ban chuyên án. Ảnh: T.G

Đây là chuyên án phá tổ chức tín dụng đen lớn nhất trên toàn quốc từ trước đến nay do Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra. Tổng số tiền mà tổ chức tín dụng đen này đã giao dịch lên đến trên 510 tỷ đồng.

Tổ chức tín dụng đen này do đối tượng Nguyễn Đức Thành (sinh năm 1988, thường trú tại phường Cầu Kho, quận 1, TP Hồ Chí Minh) phối hợp với Nguyễn Cao Thắng (sinh năm 1984, thường trú tại phường 15, quận 10, TP Hồ Chí Minh) mở Công ty tài chính Nam Long, để hoạt động tín dụng đen. 

Tuy nhiên, công ty này không có đăng ký kinh doanh. Thắng là người chịu trách nhiệm huy động vốn, còn Thành làm giám đốc chỉ đạo toàn bộ hoạt động của bộ máy.

Sau một thời gian hoạt động, công ty này đã mở 26 chi nhánh ở 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc (mỗi chi nhánh phụ trách 2-5 tỉnh, thành phố ) do một người quản lý. Công ty này cũng xây dựng các "giáo trình" xử lý nợ, "giáo án" thẩm định và phân loại khách hàng, đưa ra các cách xử lý tình huống đòi nợ khi gặp khách hàng chống trả, tấn công.

Riêng đối với nhân viên, công ty còn lập nên hệ thống các văn bản quy định nội bộ, quy chế kỷ luật hà khắc, ràng buộc nhân viên với công ty như phạt từ 50-100 triệu đồng nếu phá hợp đồng, tự chặt ngón tay nếu vi phạm quy chế.

Theo thống kê sơ bộ đã có 200 khách hàng vay lãi tại 26 khu vực ở 63 tỉnh, thành. Cụ thể, trường hợp ông Điền Quốc T ở Khánh Hòa vay của Công ty tài chính Nam Long 700 triệu đồng trong 10 ngày, lãi suất 28.571 đồng/1 triệu đồng/ngày (lãi 1.043%/năm). Nhưng thực tế ông T chỉ được nhận 500 triệu đồng và phải nộp thêm 7 triệu đồng phí ngoài hợp đồng, bị thu thêm 3-5 triệu đồng tiền đi lại cho các đối tượng cho vay.

Hay trường hợp ông Trần Văn K ở thành phố Cà Mau vay ba gói trong đó hai gói 500 triệu đồng và một gói 300 triệu đồng của Công ty tài chính Nam Long, thời hạn trả là 41 ngày với lãi suất là 18,7 triệu đồng/ngày và phí ngoài hợp đồng phải trả là 20 triệu đồng, bị phạt do chậm nộp tiền trên 18,7 triệu đồng.

Hoặc trường hợp chị Triệu Thị D ở Cao Lộc, Lạng Sơn vay 100 triệu đồng trong 50 ngày, thỏa thuận 10 ngày phải trả 25 triệu đồng, phí ngoài hợp đồng là 7 triệu đồng và trừ lãi gốc 10 ngày đầu, nên thực tế chị D. chỉ được nhận 68 triệu đồng. Sau lần chị D trả lãi và gốc lần thứ 3 nhưng thiếu 10 triệu, Công ty Nam Long đã cử 11 người siết nợ và bắt 21 con lợn thịt, trong đó có 5 con lợn rừng nặng 60-70kg, 21 con dê.

Cũng theo kết quả điều tra của lực lượng Công an Thanh Hóa, anh Nguyễn Văn Minh là nhân viên của Công ty tài chính Nam Long đã bị đánh chết tại Thanh Hóa do Minh thu tiền nợ của khách hàng nhưng không nộp lại cho công ty.

Công an Thanh Hóa đã quyết định khởi tố hình sự về tội cố ý gây thương tích, giữ người trái pháp luật, cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự và khởi tố chín bị can trong tổ chức tội phạm trên do Nguyễn Đức Thành là đối tượng chủ mưu, cầm đầu tổ chức.

Công an Thanh Hóa đang tạm giam 4 tháng đối với bảy đối tượng trong đó có Nguyễn Đức Thành và truy nã hai bị can là Nguyễn Cao Thắng và Trần Hồng Phong.

Vụ việc đang được các lực lượng chức năng tiếp tục điều tra xử lý.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Triệt phá tổ chức ''tín dụng đen'' hoạt động trên toàn quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO