Văn hóa - Xã hội

Trao thưởng cho các đề tài nghiên cứu xuất sắc đóng góp vào công tác bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam năm 2023

Mạnh Hà 14:53 30/07/2023

Ngày 29/7, Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam - WildAct đã tổ chức Hội nghị khoa học sinh viên về Bảo tồn thiên nhiên (SCNC) năm 2023. Hội nghị đã trao thưởng cho các đề tài nghiên cứu xuất sắc đóng góp vào công tác bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam. Đồng thời, tạo cơ hội cho gần 100 sinh viên, nghiên cứu sinh, nhà bảo tồn trẻ kết nối và mở rộng cơ hội phát triển với các chuyên gia và các tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực bảo tồn tại Việt Nam.

1.jpg
Quang cảnh Hội nghị khoa học sinh viên về Bảo tồn thiên nhiên (SCNC) năm 2023.

Hội nghị khoa học sinh viên về Bảo tồn thiên nhiên (SCNC) năm 2023 đã giới thiệu và tôn vinh nỗ lực nghiên cứu quan trọng trong thời điểm các quốc gia và khu vực trên toàn cầu ngày càng chú trọng đến bảo tồn đa dạng sinh học. Năm nay, hội nghị thu hút gần 40 nghiên cứu thuộc nhiều chủ đề đa dạng, 14 đề tài được lựa chọn tham gia tranh giải và 08 đề tài xuất sắc đã được Hội đồng Ban giám khảo gồm các chuyên gia đầu ngành đến từ: Viện Tài Nguyên và Môi Trường - Đại học Quốc gia Hà Nội (CRES), Hội Động vật học Frankfurt tại Việt Nam (FZS), Tổ chức Động Thực Vật - Chương trình Việt Nam (Fauna & Flora) và Trung tâm Hành Động vì Động vật hoang dã Việt Nam (WildAct) trao cho các nghiên cứu thuộc 2 hạng mục Diễn thuyết và Poster. Trong đó, hạng mục diễn thuyết giải nhất thuộc về Đề tài “Ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh SAR (Sentinel-1A) để xây dựng bản đồ biến động diện tích rừng giai đoạn 2020-2023 tại khu vực Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì” của tác giả Trần Thị Phương. Giải nhì thuộc về Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng quần thể Chà vá chân nâu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Tiến Phong; và giải Ba thuộc về Đề tài “Nuôi dưỡng, bảo quản và xử lý vật chứng là ĐVHD trong các vụ án hình sự theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Lý Thành Nhân.

8.jpg

Đối với hạng mục Poster: Giải nhất thuộc về đề tài “Nguồn gốc và sự di cư của cá Bông lau Pangasius krempfi trên sông Mekong” của tác giả Trần Trọng Ngân. Giải nhì với Đề tài “Khảo sát nhận thức của dân cư vùng đệm với công tác bảo tồn các loài mang tại VQG Chư Yang Sin” của tác giả Lê Thị Hà và Đề tài “Đậu mùa khỉ và các nguy cơ từ bệnh truyền lây giữa khỉ và người” của tác giả Lại Toàn Thắng đạt giải ba.

Phát biểu tại Hội nghị, tác giả Trần Thị Phương, diễn giả đạt giải nhất hạng mục Trình bày diễn thuyết tại SCNC 2023 trình bày đề tài “Ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh SAR (Sentinel-1A) để xây dựng bản đồ biến động diện tích rừng giai đoạn 2020-2023 tại khu vực VQG Ba Vì” chia sẻ: “Tại hội nghị SCNC năm nay, tôi muốn mang đến một đề tài mới, có ý nghĩa và tác động đến cộng đồng. Đối với đề tài giám sát sinh thái rừng của tôi, sau hội nghị, tôi sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng đề tài đề tài đến nhiều khu vực VQG và khu bảo tồn ở Việt Nam. Tôi mong muốn rằng, kết quả nghiên cứu này sẽ đóng vai trò giúp những nhà bảo tồn xác định được hiện trạng rừng để đề ra những phương án bảo tồn thiên nhiên có hiệu quả trong tương lai”.

Đặc biệt, tại hội nghị, diễn giả Hà Thăng Long - Giám đốc Hội Động vật học Frankfurt tại Việt Nam, Chủ tịch hội đồng sáng lập GreenViet đã chia sẻ về bức tranh tổng quan về “Ngành bảo tồn tại Việt Nam - Thuận lợi và thách thức”. Chia sẻ về hội nghị năm nay, anh Hà Thăng Long - đại biểu đến từ Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) chia sẻ: “Sự có mặt đông đảo của các bạn sinh viên và các nhà bảo tồn trẻ đến từ 3 miền tổ quốc trong hội nghị ngày hôm nay khiến tôi cảm thấy vô cùng vui và tự hào. Suốt hơn 20 năm làm việc trong ngành bảo tồn, tôi hiểu rằng công tác giáo dục, nâng cao năng lực và hướng nghiệp trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Khi học tập tại ĐH Cambridge, tôi và Trang Nguyễn - Nhà sáng lập WildAct đã cùng tham gia Hội nghị nghiên cứu khoa học về bảo tồn thiên nhiên tại trường và hôm nay, tôi rất vui vì hội nghị này đã được tổ chức ở Việt Nam, dành cho chính các bạn sinh viên Việt có niềm đam mê với ngành. Điều này đã tiếp thêm động lực cho những nhà bảo tồn như chúng tôi tiếp tục trên hành trình bảo vệ thiên nhiên của mình”.

Đồng thời người tham dự đã có những phiên thảo luận sôi nổi và hiệu quả với các chuyên gia và các tổ chức về 2 chủ đề “Cơ hội phát triển trong ngành bảo tồn”“Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn tại Việt Nam”. Chị Nguyễn Thanh Nga, cán bộ điều phối chương trình Giáo dục và cộng đồng, trưởng BTC hội nghị chia sẻ “Bên cạnh các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, tại SCNC 2023 chúng tôi còn cung cấp thông tin cho các nhà bảo tồn trẻ thông qua 2 talkshow “Ngành bảo tồn ở Việt Nam, những cơ hội và phát triển” và “Vai trò của cộng đồng địa phương trong công tác phòng chống buôn bán ĐVHD trái phép” nhằm đưa các vấn đề nóng hổi, giải đáp những thắc mắc về các cơ hội và công việc trong ngành bảo tồn. Từ đó muốn trao thông điệp: Bất kể là ai, ở lứa tuổi nào, bất kể ngành nghề, nếu bạn có niềm yêu thích với thiên nhiên và muốn chung tay để bảo vệ các loài ĐVHD thì đều có thể thực hiện ngay hôm nay.”

Không chỉ vậy, SCNC 2023 còn là ngày hội lớn để các bạn trẻ kết nối, tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp tại gian hàng triển lãm của các tổ chức hàng đầu trong ngành bảo tồn như Center for Biodiversity conservation and Endangered Species (CBES), People and Nature Reconciliation (PanNature), TRAFFIC, Four Paws Viet, LVDI International Incorporated (LVDI), Wild Rhino Campaign/Wilderness Foundation Africa (Wild Rhino) và các nhóm, câu lạc bộ đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực bảo tồn như CLB Wild Hand - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Young Conservationists Club (YCC) - Đại học Lâm nghiệp Hà Nội, Charity & Environment Club (CEC) - Đại học RMIT Hà Nội. /.

Hội nghị Khoa học Sinh viên về Bảo tồn thiên nhiên 2023 là một sự kiện mang đến cảm hứng và động lực cho những thế hệ  trẻ tự tin và sáng tạo, cùng góp phần “Chung tay hành động vì động thực vật hoang dã tại Việt Nam.”

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Từ đêm nay, Thủ đô Hà Nội rét đậm
    Hôm nay 13/12 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Riêng Thủ đô Hà Nội từ đêm nay trời rét đậm.
  • Chương trình Xuân quê hương 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội
    Đây là sự kiện thường niên ý nghĩa dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần gắn kết đồng bào xa quê với Tổ quốc. Chương trình có sự tham dự của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Ngoại giao và các ban, bộ, ngành, địa phương.
  • Hà Nội vinh danh 83 cơ sở, công trình sử dụng năng lượng xanh
    Vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh Thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Hà Nội có gần 80 cơ sở dịch vụ karaoke đủ điều kiện kinh doanh
    Ngày 12/12, Sở VH&TT Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Nghị định số 148/2024/NĐ-CP ngày 12/11/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
  • Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững
    Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức Diễn đàn “Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững”. Diễn đàn là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra sáng kiến thực tiễn về phát triển đô thị theo hướng xanh và bền vững.
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Trao thưởng cho các đề tài nghiên cứu xuất sắc đóng góp vào công tác bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO