Trang mới của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long

Yên Nga/HNM thực hiện| 26/11/2017 13:45

Tối 30-11, lần đầu tiên Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long ra mắt một chương trình nghệ thuật bán vé mang tên “Hà Nội xưa và nay”, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô. Đây là dấu mốc quan trọng mở ra trang mới cho đơn vị nghệ thuật của Thủ đô. Phóng viên có cuộc trao đổi với Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, Nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Tấn Minh về nội dung chương trình và hướng đi sắp tới của nhà hát.

Trang mới của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long

- “Hà Nội xưa và nay”, nghe tên đã thấy dáng dấp của Thăng Long - Hà Nội, nơi mà nhà hát đứng chân. Nghệ sĩ có thể giới thiệu đôi nét về chương trình?


- Chương trình có nội dung xuyên suốt, tôn vinh những giá trị truyền thống và đương đại của Thăng Long - Hà Nội qua nghệ thuật ca múa nhạc. Chúng tôi chia chương trình thành ba phần, diễn giải về Hà Nội từ quá khứ đến hiện tại. Trong đó có hát xẩm, ca trù, nhạc nhẹ, múa dân gian và cả hip hop. Nhiều tiết mục đã đoạt giải thưởng tại các liên hoan, hội diễn trong nước và quốc tế. “Hà Nội xưa và nay” có sự tham gia của toàn bộ lực lượng tinh nhuệ của nhà hát như Nghệ sĩ nhân dân Hoàng Anh Tú, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Thanh Hiền, NSƯT Mạnh Tiến, nhạc sĩ Dương Cầm, ca sĩ Khánh Linh, Minh Thu, Lô Thủy, Đông Hùng, dàn múa, dàn hòa tấu nhạc cụ… Bản thân tôi cũng biểu diễn. Ngoài ra, chương trình còn có khách mời là ca sĩ Mỹ Linh.

- Là sự chọn lọc từ những tiết mục đã thành công của nhà hát, vậy làm thế nào để “Hà Nội xưa và nay” khác biệt so với những chương trình của mình trước đây và những chương trình nghệ thuật đang nở rộ?

- “Hà Nội xưa và nay” không phải là một sự chắp nối thông thường mà có mạch chuyện, có ý tứ. Nó như một sự cô đọng lại chính con đường nghệ thuật mà nhà hát đã định hình bấy lâu. Chương trình đưa người xem cảm nhận đầy đủ nét tinh túy của nghệ thuật truyền thống, thấy chúng hòa quyện nhuần nhị với nghệ thuật đương đại, không xa lạ với đời sống bây giờ. Mỗi tiết mục là một sự lao động nghiêm túc, đau đáu và có trách nhiệm với nghề của nghệ sĩ. Ví dụ ở tiết mục “Thiền” do NSƯT Trần Ly Ly biên đạo, trong tuần đầu tập luyện, các nghệ sĩ cứ 15 phút lại chạy ra vì… khó chịu trong người. Bởi để chuyển tải được nội dung của tiết mục, nghệ sĩ phải dồn hết tâm sức, vận động cơ thể và vắt kiệt mình. Mất mấy tháng, tiết mục mới hoàn thành.

- Vì sao ca sĩ khách mời duy nhất trong chương trình lại là Mỹ Linh?


- Vì Mỹ Linh hát được cả nhạc nhẹ và dân gian đương đại bằng một tâm hồn rất Hà Nội, hợp với chương trình này. Cá nhân tôi đánh giá Mỹ Linh là một tài năng quý hiếm, với giọng hát tuyệt vời.

- Sau bao nhiêu năm thường dàn dựng và biểu diễn các chương trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân, vì sao Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long lại có bước chuyển là xây dựng chương trình 
bán vé?


- Đây là yêu cầu tất yếu khi nhà hát chuẩn bị tiến tới tự chủ, đã đến lúc phải bước vào thị trường. Sau một thời gian thực hiện nhiều chương trình bên ngoài, nhân sự nhà hát đã trưởng thành, cứng cáp. Chúng tôi mong mỏi thực hiện những sản phẩm nghệ thuật mang màu sắc văn hóa dân tộc, có ảnh hưởng đến đời sống, khẳng định thương hiệu Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long. “Hà Nội xưa và nay” là sự khởi đầu một trang mới của nhà hát. 

- Sau đêm 30-11, “Hà Nội xưa và nay” sẽ diễn thường xuyên hay nhà hát tiếp tục dàn dựng những chương trình khác và bán vé?


- Chúng tôi sẽ đưa “Hà Nội xưa và nay” đến các sân khấu khác ở thành phố như Nhà hát Lớn Hà Nội, Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ... Quan trọng hơn, chúng tôi có ý định hướng tới biểu diễn phục vụ khách du lịch. Đây là một trong các chương trình nằm trong kế hoạch đó, nhưng nó sẽ được cô gọn hơn.

- Nghệ sĩ có thể nói rõ hơn về dự định biểu diễn phục vụ khách du lịch của nhà hát?


- Đó là kế hoạch năm 2018, sau khi chúng tôi sửa xong rạp ở 31 Lương Văn Can, Hà Nội, sẽ biểu diễn định kỳ, phục vụ khách theo tour hoặc khách tự do. Ngoài các chương trình thiên về nghệ thuật truyền thống, chúng tôi sẽ tổ chức những buổi diễn theo chủ đề, như hát về Hà Nội, hát về mùa thu hay đêm nhạc Trịnh Công Sơn, Phú Quang…

- Trân trọng cảm ơn NSƯT Tấn Minh!
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Trang mới của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO