Văn hóa - Xã hội

“Trạm yêu thương” lan tỏa nghị lực sống của hai anh em khuyết tật

Phương Anh 08:34 24/02/2023

Tham gia chương trình “Trạm yêu thương”, hai anh em Đặng Văn Hạnh và Đặng Văn Hanh sẽ mang đến câu chuyện sâu sắc về nghị lực vượt qua thử thách khắc nghiệt để thực hiện mơ ước lớn nhất của cha trước khi qua đời.

"Trạm yêu thương" chủ đề "Mong ước của cha" lúc 10h00 thứ Bảy ngày 25/02/2023 trên kênh VTV1 hứa hẹn mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả truyền hình.

Sinh ra trong một gia đình nghèo với 8 anh chị em, Đặng Văn Hạnh (1994) và Đặng Văn Hanh (1997) là con thứ bảy và con út trong gia đình. Hạnh bị liệt nửa người, tay phải, chân phải yếu, còn Hanh bị liệt cả hai chân và một tay. Cả gia đình trông chờ vào thu nhập làm bảo vệ của bố và công việc bán rau của mẹ. Thế nhưng, căn bệnh ung thư đã cướp đi người cha là trụ cột chính trong gia đình trước khi Đặng Văn Hanh vào Đại học. Mong ước trước khi ra đi của người cha là Hạnh tìm kiếm được hạnh phúc, phải cố gắng học thật tốt, có công việc ổn định và lo cho em trai. Hành trình vượt khó của hai anh em sẽ được chia sẻ trong “Trạm yêu thương” chủ đề "Mong ước của cha".

vanh3915-16771379058221314607647.jpg
Hai anh em chia sẻ về hành trình vượt khó của mình

Hanh bị liệt bẩm sinh, 1 tuổi em không thể đứng lên đi trên đôi chân của mình. Đến 3 tuổi Hanh vẫn chưa biết đi, cứ đứng lên là ngã khuỵu, bàn tay phải cũng không cầm nắm được. Còn Hạnh liệt nửa người, tay phải chân phải bị teo và yếu nên việc đi lại có phần khó khăn, không được như người bình thường. Điểm chung giữa hai anh em chính là sự ham học hỏi. Trước đây, khi bố còn sống, dù gia đình khó khăn, phải chắt chiu từng đồng nhưng bố mẹ đều cố gắng để Hạnh và Hanh được ăn học nên người.

Mong muốn thực hiện di nguyện cuối cùng của bố "Hạnh xây dựng gia đình, có công việc ổn định và chăm sóc Hanh nên người", Hạnh nén nỗi đau cố gắng hoàn thành việc học, tìm thêm công việc để có thêm thu nhập đỡ đần mẹ và lo cho em. Sau khi Hạnh tốt nghiệp Đại học, hai anh em cùng nhau mở một cửa hàng photocopy.

Chia sẻ về công việc của hai anh em, Hạnh nghẹn ngào tâm sự: "Công việc ở cửa hàng tạm ổn, nhưng để có thêm thu nhập, chúng mình nhận cả thiết kế. Nhiều lúc khách hàng cũng e dè khi thấy ngoại hình của mình. Thế nhưng khi nhận sản phẩm, họ đều hài lòng và tin tưởng quay lại lần sau. 4 năm nay, quán photocopy vẫn đều đặn khách qua lại và trở thành nơi thu nhập chính của hai anh em. "Điều nuối tiếc nhất là bố không kịp nghe tin Hanh vào Đại học và chứng kiến hai anh em trưởng thành như ngày hôm nay".

Bên cạnh đó, Hạnh chia sẻ rằng trong tương lai muốn mở rộng thêm cửa hàng, để tạo công ăn việc làm, giúp đỡ những trường hợp khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn khác. Món quà của “Trạm yêu thương” sẽ phần nào tiếp thêm sức mạnh cho hai anh em cùng ý tưởng đầy nhân văn ấy.

Bài liên quan
  • "Tết nghĩa là hy vọng" – món quà đặc biệt từ VTV
    Chương trình đặc biệt đón năm mới Quý Mão 2023 - "Tết nghĩa là hy vọng" sẽ kéo dài từ 22h30 ngày 30 Tết (21/1) đến 0h30 ngày mùng 1 Tết trên kênh VTV. Qua đây, chương trình khơi dậy niềm tự hào, niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng, tốt đẹp của đất nước trong năm mới.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phim hoạt hình Việt: Định hình bản sắc, vươn ra toàn cầu
    Với những hình ảnh sống động, chiều sâu văn hóa và thông điệp nhân văn được lồng ghép tinh tế… bản sắc Việt không chỉ là nét chấm phá tạo nên sự khác biệt cho hoạt hình nước nhà mà còn là chiếc chìa khóa vàng mở lối đưa hoạt hình Việt Nam vươn tầm thế giới.
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
  • Hà Nội phát lệnh báo động lũ trên sông Cầu, Cà Lồ
    Trong hai ngày 22 và 23 tháng 6 năm 2025, Ban Chỉ huy PCTT và CNCH Thành phố Hà Nội lệnh Báo động lũ trên sông Cầu và sông Cà Lồ...
Đừng bỏ lỡ
“Trạm yêu thương” lan tỏa nghị lực sống của hai anh em khuyết tật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO