Trải nghiệm văn hóa Nhật Bản qua lễ hội giao lưu văn hóa

Khánh Thư| 22/03/2018 09:45

Từ ngày 23/3 đến 26/3/2018, tại Hà Nội sẽ diễn ra Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản. Với nhiều hoạt động phong phú, Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị.

Điểm nhấn đặc biệt trong Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản đó là trưng bày cây và hoa anh đào. Cũng như năm trước, khu vực vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tiếp tục được chọn là nơi trưng bày hoa anh đào. Năm nay cùng với 50 cây hoa anh đào loại to và 10.000 cành hoa anh đào được vận chuyển từ Nhật Bản về Việt Nam, trưng bày còn xen kẽ một số loại hoa đặc trưng của Việt Nam. Với đôi tay khéo léo, những sắp đặt từ hoa của các nghệ nhân Nhật Bản hứa hẹn sẽ mang đến cho công chúng giây phút thư thái, yên bình trong không gian lung linh sắc hoa, để họ có cảm giác như xứ sở hoa anh đào dường như không quá xa xôi.

Trải nghiệm văn hóa Nhật Bản qua lễ hội giao lưu văn hóa
Lễ hội hội hoa anh đào hứa hẹn thu hút nhiều du khách. 
Không chỉ được chiêm ngưỡng sắc hoa anh đào, đến với Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản, công chúng Thủ đô cũng như du khách trong và ngoài nước còn có cơ hội được thưởng thức những nét văn hóa, ẩm thực đặc trưng của xứ sở mặt trời mọc. Ngay trong lễ khai mạc được tổ chức tối ngày 23/3, qua những bài hát, trình diễn trang phục truyền thống, biểu diễn múa trống, múa dân gian và trình diễn màn võ thuật cổ truyền… các nghệ sĩ của Việt Nam và Nhật Bản sẽ mang đến cho công chúng một chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét văn hóa đặc trưng của hai nước.

Tiếp đó, trong 3 ngày diễn ra lễ hội, tại không gian đường phố Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ, các nghệ sĩ Nhật Bản còn trình diễn cho công chúng xem điệu múa Yosakoi - một điệu múa truyền thống khá phổ biến ở nước Nhật. Tại sân khấu nhỏ vườn hoa phía sau khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, các nghệ sĩ Việt Nam lại mang đến lễ hội những giai điệu đặc trưng của loại hình nghệ thuật truyền thống với các làn điệu ca trù, hát xẩm và cả múa bồng. Một không gian đậm chất văn hóa Nhật Bản hứa hẹn cuốn hút nhiều du khách đó là khu vực nhà bát giác vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ. Tại đây, không chỉ được thưởng thức trà đạo, du khách còn được hòa mình vào các trò chơi như: gấp giấy, cờ vây, cờ Shogi và trò chơi truyền thống Kendama của nước bạn. 

Đáng chú ý, trong thời gian diễn ra lễ hội còn có chương trình giới thiệu ẩm thực Nhật Bản và Việt Nam tại Cung thiếu nhi Hà Nội với khoảng 21 gian hàng giúp cho công chúng được trải nghiệm và khám phá nét đặc trưng của ẩm thực 2 nước. Khu vực ẩm thực Nhật Bản gồm 10 gian hàng trưng bày, trình diễn, chế biến và giới thiệu những món ăn đặc trưng của Nhật Bản. Các món ăn do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam chuẩn bị và lựa chọn bao gồm: mì ramen, mì soba (mì nước), mì yakisoba (mì xào), bánh takoyaki, sushi, cơm nắm, bánh mochi, đồ ngọt, đồ chiên. 10 gian hàng ở khu vực ẩm thực Hà Nội trưng bày, trình diễn, chế biến và giới thiệu các món ăn đặc trưng của Hà Nội như: phở, bún thang, nem rán, bánh cuốn, bánh khúc, bánh cốm… Các món ăn này đều do các đầu bếp có kinh nghiệm từ các nhà hàng, quán ăn nổi tiếng của Hà Nội “trổ tài chế biến”. Ngoài 20 gian hàng ẩm thực chung, Nhật Bản và Việt Nam sẽ có 1 gian hàng chung giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của Nhật Bản và Hà Nội; trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, là nơi trình diễn nghệ thuật pha trà của các nghệ nhân; nơi trang trí backdrop lớn với hình ảnh đặc trưng của Nhật Bản và Hà Nội để du khách tham quan đến chụp ảnh lưu niệm.

Trong khuôn khổ các hoạt động giao lưu văn hóa Nhật Bản, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại Du lịch Thành phố Hà Nội còn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Hội nghị trao đổi hợp tác xúc tiến đầu tư du lịch giữa Hà Nội và Nhật Bản” vào sáng 23/3 tại khách sạn Melia (Hà Nội). Hội nghị tập trung giới thiệu tổng quan về hợp tác đầu tư, du lịch của Hà Nội với các đối tác Nhật Bản, các chương trình cơ hội hợp tác đầu tư tiềm năng và hấp dẫn tại thành phố; giới thiệu và kêu gọi xúc tiến đầu tư trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao (bao gồm sản xuất, chế biến, tiêu thụ), y tế (dược phẩm, chế biến thuốc), giáo dục (đào tạo nguồn nhân lực) và xử lý môi trường (rác thải, nước thải y tế)… Trong khuôn khổ của hội nghị cũng sẽ có lễ ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác trong các lĩnh vực xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch. Các hoạt động giao lưu về giáo dục y tế cũng được thực hiện thông qua những trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế giáo dục giữa Nhật Bản với sở quản lý chuyên ngành và một số cơ sở đang hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục của Hà Nội. Đặc biệt dịp này phía Nhật Bản còn tặng sách, thiết bị hỗ trợ trực tiếp một số hoạt động theo mô hình công nghệ mới cho Việt Nam.

Với nhiều hoạt động phong phú, Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản là một sự kiện văn hóa vô cùng ý nghĩa đánh dấu chặng đường 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Không chỉ góp phần tuyên truyền giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Nhật Bản với người dân Thành phố Hà Nội, Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản còn là cơ hội để tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, tin cậy giữa nhân dân hai nước đồng thời là dịp trao đổi kinh nghiệm và hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, kinh tế giữa hai nước. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Trải nghiệm văn hóa Nhật Bản qua lễ hội giao lưu văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO