Cần phối hợp với gia đình, các tổ chức, đoàn thể trong công tác PCMT
Để phòng ngừa và loại bỏ tệ nạn ma túy trong học đường, Điều 10 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy định trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. Cụ thể, các nhà trường và cơ sở giáo dục phải tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý.
Giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý
Bên cạnh đó, nhà trường và cơ sở giáo dục cũng phải phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý; đồng thời phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý.
Cụ thể, các nhà trường và cơ sở giáo dục phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác phòng, chống tệ nạn ma túy theo từng năm học, từng giai đoạn. Ban hành các quy định cụ thể của nhà trường về phòng, chống tệ nạn ma túy phù hợp với các quy định của pháp luật. Đưa nội dung quy định về phòng, chống tệ nạn ma túy vào tiêu chí đánh giá thi đua, đánh giá hạnh kiểm, rèn luyện của ban hành.
Tổ chức khám sức khoẻ khi nhập học, khám sức khỏe định kỳ cho học sinh; kiểm tra, xét nghiệm sử dụng ma túy ngẫu nhiên và xét nghiệm đột xuất khi cần thiết đối với các trường hợp học sinh có biểu hiện nghi vấn sử dụng trái phép chất ma túy. Tổ chức cho học sinh ký cam kết không liên quan đến tệ nạn ma túy, có xác nhận phối hợp quản lý của gia đình người học theo từng năm học.
Đồng thời, lập hồ sơ theo dõi các trường hợp có liên quan đến tệ nạn ma túy; phân công các tổ chức, cá nhân theo dõi, giúp đỡ học sinh có biểu hiện nghi vấn liên quan đến tệ nạn ma túy để có hình thức phối hợp xử lý kịp thời. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện để HS và cán bộ, giáo viên tham gia thường xuyên các hoạt động văn hoá, thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tránh xa tệ nạn ma túy.
Giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý
Định kỳ tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết các hoạt động tuyên truyền, phòng chống ma túy. Có hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích và xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy. Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là gia đình HS trong công tác giáo dục, quản lý học sinh, phòng, chống tệ nạn ma tuý.
Ngoài ra, kiến nghị với chính quyền địa phương kiểm tra, giải tỏa các hàng quán, tụ điểm có biểu hiện phức tạp liên quan đến ma tuý, tệ nạn xã hội ở khu vực xung quanh trường học. Phối hợp với Trạm y tế, chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết để phát hiện học sinh, cán bộ, giáo viên sử dụng trái phép chất ma tuý.
Cần thiết phải có bộ tài liệu chuẩn về PCMT trong học đường
Giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường có tác dụng nâng cao sức đề kháng của học sinh trước một tệ nạn xã hội vô cùng nguy hiểm và nhức nhối. Từ đó, giúp các em học sinh - sinh viên hiểu đúng và hiểu đủ về các tác hại khôn lường của ma túy, hình thành tâm thế đúng đắn trước vấn đề này.
Những năm vừa qua, các nhà trường và cơ sở giáo dục đã không ngừng tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý. Tuy nhiên, các biện pháp này chưa thật sự đạt được hiệu quả bền vững. Đã đến lúc cần phải có bộ tài liệu chuẩn về phòng chống ma túy trong học đường.
Sau nhiều năm tích cực tiến hành khảo sát, nghiên cứu cùng với sự tâm huyết của tập thể gồm 27 nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực: tâm lý, y học, sinh học thần kinh, xã hội học..., mới đây, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Phòng chống ma túy (PSD) đã hoàn thành bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cha mẹ, học sinh cấp THCS, THPT và được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định.Bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” gồm 4 cuốn: Kỹ năng phòng, chống ma túy cho học sinh trung học cơ sở; Kỹ năng phòng, chống ma túy cho học sinh trung học phổ thông, Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho cha mẹ học sinh; Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Sách do Viện PSD biên soạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, NXB Y học phát hành. Sách được giới thiệu trên trang chủ của NXB Y học. Các bậc phụ huynh, học sinh và giáo viên quan tâm đều có thể tìm mua để đọc.