Trả hồ sơ vụ thất thoát hơn 1.050 tỷ đồng tại Vietcombank Tây Đô

Thanh Sang (TTXVN/VIETNAM+)| 26/09/2018 18:08

Ngày 26-9, TAND thành phố Cần Thơ đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ vi phạm quy định về hoạt động cho vay gây thất thoát hơn 1.051 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Tây Đô (viết tắt là Vietcombank Tây Đô).

Trả hồ sơ vụ thất thoát hơn 1.050 tỷ đồng tại Vietcombank Tây Đô
Khách hàng giao dịch tại Vietcombank. (Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN)

Tuy nhiên, khi phiên tòa bắt đầu, Hội đồng xét xử đã cho hoãn phiên xử và trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra bổ sung, do số tiền chiếm đoạt từ Vietcombank Tây Đô ở một số công ty trong vụ án theo cáo trạng không thống nhất. 

Trước đó, ngày 15-8, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra cáo trạng, phân công Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án này.

Theo cáo trạng, các bị can bị truy tố gồm: Nguyễn Minh Chuyển (53 tuổi, nguyên Giám đốc Vietcombank Tây Đô), Trần Anh Huy (46 tuổi, nguyên Trưởng phòng Khách hàng Vietcombank Tây Đô), Nguyễn Hữu Nghĩa (47 tuổi, cán bộ Vietcombank Tây Đô) cùng về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", theo khoản 3, điều 179, Bộ luật Hình sự 1999.

Ngoài ra, có 9 bị cáo khác là giám đốc các doanh nghiệp bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", theo điểm a, khoản 4, điều 139, Bộ luật Hình sự 1999, gồm: Nguyễn Hùng Cường (47 tuổi), Nguyễn Công Trừng (36 tuổi), Võ Vũ Bình (44 tuổi), Hoàng Cao Thám (34 tuổi), Trang Hồng Sơn (36 tuổi), Võ Hoàng Thám (31 tuổi), Trịnh Minh Tú (54 tuổi), Nguyễn Thanh Hùng (50 tuổi), Trần Văn Anh Duy (46 tuổi).

Theo cáo trạng, ngày 17-7-2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Cần Thơ có kết luận thanh tra tại Vietcombank Tây Đô phát hiện nhiều sai phạm. Sau đó, Vietcombank Việt Nam chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an. 

Đến nay, cơ quan chức năng xác định, trong thời gian đương chức, Nguyễn Minh Chuyển chỉ đạo cấp dưới Huy và Nghĩa cho vay 57 hợp đồng tín dụng thuộc 43 doanh nghiệp của 6 nhóm khách hàng với số tiền giải ngân hơn 2.400 tỷ đồng, gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 1.838 tỷ đồng. 

Qua đó, các đối tượng tạo cơ hội cho 9 đối tượng là giám đốc các doanh nghiệp lập hồ sơ khống lừa đảo chiếm đoạt của Vietcombank Tây Đô với số tiền hơn 1.051 tỷ đồng. 

Đơn cử, trong vụ “đại án” này, theo cáo trạng, từ khoảng năm 2010-2014, nguyên Giám đốc Vietcombank Tây Đô Nguyễn Minh Chuyển tạo cơ hội và giúp sức cho 2 em ruột là Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Công Trừng thành lập 11 công ty “ma”, lấy pháp nhân vay tiền, chiếm đoạt 243 tỷ đồng của Vietcombank Tây Đô.

Hay phi vụ chiếm đoạt tiền của Nguyễn Thanh Hùng, từ năm 2013-2015, Hùng sử dụng pháp nhân của 8 công ty “ma” và các tài liệu kế toán lập khống làm hồ sơ vay vốn, rút vốn vay thông qua 12 hợp đồng tín dụng ngắn hạn, chiếm đoạt trên 395 tỷ đồng của Vietcombank Tây Đô.

Theo cáo trạng, Võ Vũ Bình, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Du lịch Vũ Bình (trụ đường 30/4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, Cần Thơ) thuê cháu ruột là Trang Hồng Sơn, Võ Hoàng Thám mở 3 công ty với mục đích để vay tiền và chiếm đoạt hơn 107 tỷ đồng của Vietcombank Tây Đô.

Trong vụ án này, cáo trạng cũng xác định, Cao Hoàng Thám lập hàng loạt chứng từ khống để chiếm đoạt hơn 291 tỷ đồng của Vietcombank Tây Đô, Trịnh Minh Tú chiếm đoạt hơn 35 tỷ đồng, Trần Văn Anh Duy chiếm đoạt hơn 6,8 tỷ đồng...

Ngoài ra, cũng theo cáo trạng, Nguyễn Minh Chuyển là người tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực cho vay gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 1.800 tỷ đồng. Vụ án còn liên quan đến 20 cán bộ tại Vietcombank Tây Đô. 

Tuy nhiên, qua điều tra, những người này là cán bộ cấp dưới của Chuyển làm theo sự chỉ đạo, không có hưởng lợi gì nên cơ quan điều tra đề nghị chỉ xử lý hành chính, không truy cứu trách nhiệm hình sự.../. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
  • [Inforgraphic] 5 định hướng trọng tâm về cải cách hành chính
    Kết luận Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024. Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh 5 định hướng về cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Trả hồ sơ vụ thất thoát hơn 1.050 tỷ đồng tại Vietcombank Tây Đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO