Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Đơn vị bầu cử số 1 TP Hà Nội

KTĐT| 11/06/2021 09:06

Chiều ngày 10/6, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã công bố Nghị quyết số 748/NQ-HĐBCQG về việc công bố kết quả bầu cử và danh sách 499 người trúng cử đại biểu (ĐB) Quốc hội khóa XV. Trong đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) thành phố Hà Nội.

Trong danh sách 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) thành phố Hà Nội.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Đơn vị bầu cử số 10 (huyện Củ Chi, Hóc Môn) thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XVI tại Đơn vị bầu cử số 1 (quận Ninh Kiều, Cái Răng và huyện Phong Điền) thành phố Cần Thơ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Đơn vị bầu cử số 3 (các quận Kiến An, Dương Kinh và các huyện An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) thành phố Hải Phòng.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Hải Châu, Thanh Khê và Liên Chiểu) thành phố thành phố Đà Nẵng.
Theo Nghị quyết, tại 10 Đơn vị bầu cử của thành phố Hà Nội, có 29 người đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Cụ thể:
Đơn vị bầu cử số 1 gồm các quận Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng, có 3 đại biểu: Nguyễn Trúc Anh (sinh năm 1974); Nguyễn Quốc Duyệt (sinh năm 1968); Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944).
Đơn vị bầu cử số 2 gồm các quận Hoàn Kiếm, Long Biên và huyện Đông Anh, có 3 đại biểu: Nguyễn Hữu Chính (sinh năm 1963); Trương Xuân Cừ (sinh năm 1960); Bùi Huyền Mai (sinh năm 1975).
Đơn vị bầu cử số 3 gồm các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm và Thanh Xuân, có 3 đại biểu: Dương Minh Ánh (sinh năm 1975); Nguyễn Phi Thường (sinh năm 1971); Nguyễn Ngọc Tuấn (sinh năm 1966).
Đơn vị bầu cử số 4 gồm quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm có 3 đại biểu: Đặng Minh Châu (Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - sinh năm 1956); Đinh Tiến Dũng (sinh năm 1961); Vũ Thị Lưu Mai (sinh năm 1972).
Đơn vị bầu cử số 5 gồm các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm và huyện Hoài Đức có 3 đại biểu: Vũ Tiến Lộc (sinh năm 1960); Bùi Hoài Sơn (sinh năm 1975); Nguyễn Hải Trung (sinh năm 1968).
Đơn vị bầu cử số 6 gồm quận Hà Đông và các huyện Thanh Trì, Thanh Oai có 3 đại biểu: Phạm Đức Ấn (sinh năm 1970); Đỗ Đức Hồng Hà (sinh năm 1969); Nguyễn Kim Sơn (sinh năm 1966).
Đơn vị bầu cử số 7 gồm thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng có 3 đại biểu: Trần Việt Anh (sinh năm 1975); Trần Thị Nhị Hà (sinh năm 1973); Phạm Thị Thanh Mai (sinh năm 1975).
Đơn vị bầu cử số 8 gồm các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ và Thạch Thất có 3 đại biểu: Khuất Việt Dũng (sinh năm 1959); Nguyễn Thị Lan (sinh năm 1974); Lê Nhật Thành (sinh năm 1975).
Đơn vị bầu cử số 9 gồm các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và Thường Tín có 3 đại biểu: Tạ Đình Thi (sinh năm 1973); Nguyễn Tuấn Thịnh (sinh năm 1971); Nguyễn Phương Thủy (sinh năm 1974).
Đơn vị bầu cử số 10 gồm các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, có 2 đại biểu: Hoàng Văn Cường (sinh năm 1963); Nguyễn Anh Trí (sinh năm 1957).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Đơn vị bầu cử số 1 TP Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO