Tổ chức Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Phương Nguyên/HNM| 24/06/2019 09:38

Dự kiến, ngày mai (25-6), tại tỉnh Hưng Yên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Hội nghị lần này sẽ thảo luận, đánh giá về hàng loạt vấn đề lớn như tình hình kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các tỉnh, thành phố trong vùng; thực trạng và giải pháp chiến lược phát triển thu hút đầu tư theo hướng bền vững trong vùng; các vấn đề về môi trường đầu tư, kinh doanh và hạ tầng đô thị, giao thông, phát triển logistics, nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát triển dịch vụ du lịch… trong vùng.

 Các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển và là đầu mối kết nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các vùng kinh tế trong nước, khu vực và thế giới.

Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 25-1-2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã xác định vùng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học - kỹ thuật của cả nước; là địa bàn hội nhập và giao thương của cả nước với khu vực và quốc tế, thực sự trở thành hạt nhân phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước, đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN và trên trường quốc tế.

Quyết định này đặt mục tiêu xây dựng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành một trong các vùng dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế, nòng cốt tiên phong trong thực hiện các đột phá chiến lược, thực hiện tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đồng thời, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh, trật tự và an toàn xã hội, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

Hội nghị cũng sẽ đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, vướng mắc trong công tác điều phối và liên kết vùng, các giải pháp phát triển vùng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2035.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội: Hiện thực hóa mục tiêu khu du lịch Hồng Vân thành “Miền quê đáng sống”
    Chia sẻ tại Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 cho các thành viên tại Việt Nam do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 28/3, ông Nguyễn Văn Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) cho biết, địa phương và Thành phố đã, đang quyết tâm xây dựng, phát triển khu du lịch Hồng Vân trở thành “Miền quê đáng sống”.
  • Thưởng lãm 21 tác phẩm hội họa quý của vua Hàm Nghi ở điện Kiến Trung
    Các tác phẩm hội hoạ quý của vua Hàm Nghi đang được trưng bày tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế) và lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng yêu nghệ thuật.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • Cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học cho học sinh Việt Nam
    Ngày 28/3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) chính thức khởi động cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025” nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ, sáng tạo giải pháp để giải quyết các vấn đề của địa phương và xã hội.
  • [Video] Làng nghề Hạ Thái: Cái nôi của nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại
    Những họa sĩ của trường Mỹ thuật Đông Dương từ những năm 30 của thế kỷ trước, trong đó công lớn nhất là cụ Đinh Văn Thành - người làng Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) đã định nghĩa nên thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài hiện đại. Bằng sự sáng tạo độc đáo là đưa kỹ thuật mài vào tranh, các thế hệ họa sĩ xuất thân từ trường Mỹ thuật Đông Dương đã tạo ra một trong những dòng tranh nổi bật và có chỗ đứng vững chắc trong nghệ thuật hội họa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Tổ chức Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO