Tỉnh Bến Tre: Tích cực phòng, chống “sớm - sâu - quyết liệt” tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn

Trí Đức-Bảo Châu/VNHN| 06/01/2020 20:52

ĐBSCL từ lâu được biết đến là vùng đất trù phú, là vùng trọng điểm về lương thực, thực phẩm của cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Song, trong năm 2019-2020 này, các chuyên gia dự đoán tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL đến sớm và nghiêm trọng hơn lịch sử năm 2015-2016. Trước thực trạng này, vào 03/01/2020 vừa qua, tại Bến Tre, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì Hội nghị phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp và dân sinh khu v

Trong Hội nghị, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) dự báo trong năm 2019-2020 sẽ có khoảng 120.000 hộ dân miền Tây thiếu nước sinh hoạt, 50.000ha vụ đông xuân sẽ phải cắt giảm. Ngay từ giữa tháng 12/2019 đã xuất hiện xâm nhập mặn cao đột biến ở nhiều cửa sông (ranh mặn 4 gam/lít ở sông Hàm Luông cao nhất đến 57 km, cao hơn năm cùng kỳ năm 2015 là 17 km). Nguy cơ xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 74/137 huyện, thị xã thuộc 10/13 tỉnh trong khu vực (trừ Đồng Tháp, An Giang và thành phố Cần Thơ). Trong đó tỉnh Bến Tre cũng không tránh khỏi ảnh hưởng, với diện tích sản xuất nông nghiệp sẽ có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước và nhiễm mặn. Nguồn nước sinh hoạt cho người dân cũng có nguy cơ bị thiếu hụt. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân, mà còn tác động xấu đến sự phát triển KT-XH của tỉnh nhà nói riêng và cả vùng nói chung.

Tỉnh Bến Tre:  Tích cực phòng, chống “sớm - sâu - quyết liệt” tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng

Trước tình hình đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh tỉnh Bến Tre cũng như vùng ĐBSCL cần tập trung vào 2 yêu cầu trọng tâm chính là bảo đảm đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất, ứng phó hiệu quả với hạn mặn. Cụ thể là từng bước chủ động điều chỉnh mùa vụ, tiết kiệm nước; hình thành các vùng chuyên canh thích ứng với tình trạng thiếu nước ngọt. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thi công một số công trình để kịp đưa vào phục vụ trong mùa khô năm 2019-2020; chủ động trữ nước ngọt tại các hệ thống thuỷ lợi, kênh rạch,...; phối hợp với các doanh nghiệp để sản xuất các thiết bị tích trữ nước, lọc nước cho người dân.Ông Trịnh Đình Dũngnhấn mạnh thêm “Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT và các bộ, ngành, địa phương phải tập trung triển khai các biện pháp quyết liệt, hiệu quả. Mục tiêu chung là phải bảo đảm cuộc sống, đáp ứng đủ nước sinh hoạt cho người dân. Đồng thời, bảo đảm đủ nước cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và bảo vệ mùa màng trước tác động của nhiễm mặn”.

Ông Nguyễn Hữu Lập Phó, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cũng chia sẻ ngay từ giữa năm 2019, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo kịp thời ứng phó với tình hình. Cụ thể như bố trí 46 điểm đo mặn nhằm tăng cường đo kiểm tra trên các sông, kênh rạch, các công trình đầu mối, các nhà máy nước để vận hành công trình lấy, trữ nước hợp lý. Ngoài ra, tỉnh còn thi công nạo vét kênh mương với tổng khối lượng khoảng 557.000 m3…

Tỉnh Bến Tre:  Tích cực phòng, chống “sớm - sâu - quyết liệt” tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn

Quang cảnh buổi họp

Bên cạnh đó Bến Tre cũng luôn tập trung chăm lo, bảo đảm cho đời sống của người dân với phương châm là không được để người dân bị thiếu nước sinh hoạt và không để bùng phát dịch bệnh do hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài. Đồng thời tăng cường thông tin, vận động, tuyên truyền cho người dân tích cực tham gia vào công tác phòng chống hạn mặn. Tập trung lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, xác định rõ cơ cấu nguồn vốn, công trình, dự án ưu tiên đầu tư, đặc biệt là các công trình tích trữ nước ngọt, điều khối, điều tiết ngăn mặn, giữ nước ngọt trên cơ sở quy hoạch thủy lợi; các dự án cấp nước đô thị và nông thôn, đặc biệt là cho các vùng ven biển. Các cơ quan ban ngành tăng cường theo dõi sát tình hình, cập nhật hàng ngày diễn biến thời tiết, nguồn nước để chủ động xây dựng kế hoạch tổng thể. Ông Nguyễn Hữu Lập nói “Mọi công tác cần được quán triệt hiệu quả và toàn diện, trên cơ sở “sớm – sâu – quyết liệt” và phù hợp với từng giai đoạn, từng tình hình. Đặc biệt là đề cao vai trò, cũng như trách nhiệm của từng cơ quan chuyên trách để đảm bảo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm”./.

https://vietnamhoinhap.vn/article/tinh-ben-tre-tich-cuc-phong-chong-som-sau-quyet-liet-tinh-trang-han-han-xam-nhap-man---n-26003

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Từng bước đưa phường Hà Đông (mới) phát triển ngày càng hiện đại, văn minh, giàu đẹp
    Thay mặt Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí Thường trực Thành ủy Hà Nội đã trao các Quyết định, Nghị quyết của Thành phố về công tác nhân sự tại phường Hà Đông (mới) để phường vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
  • Xây dựng hệ thống chính trị phường Dương Nội (mới) tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại
    Chiều 30/6, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn công tác của Thành phố, dự lễ trao các quyết định của Thành phố Hà Nội về công tác cán bộ thuộc Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Dương Nội (mới).
  • “Tiết kiệm thông minh – làm chủ tài chính” cùng VietinBank
    Bạn đang ở giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp, xây dựng gia đình nhỏ hay lên kế hoạch cho tương lai của con trẻ? Hãy để VietinBank đồng hành cùng bạn trên hành trình làm chủ tài chính với các sản phẩm Tiết kiệm online trên iPay linh hoạt, giải pháp tối ưu cho thế hệ trẻ chủ động, hiện đại và thông minh.
  • Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
    Từ 1/7, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương 2 cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp 'sổ đỏ'; định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; chuyển đổi mã số thuế cá nhân sang số định danh cá nhân...
Đừng bỏ lỡ
Tỉnh Bến Tre: Tích cực phòng, chống “sớm - sâu - quyết liệt” tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO