Tiểu thương được bố trí, sắp xếp nơi kinh doanh thuận lợi

Nhóm PV/PLXH| 11/05/2019 16:27

Đó là khẳng định của hầu hết các tiểu thương đang kinh doanh tại “Điểm cung cấp lương thực, thực phẩm” thuộc lô đất có ký hiệu B3.1, Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5, xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, Hà Nội).

Ngày 7-5-2019, UBND quận Hà Đông (Hà Nội) đã cho lực lượng công an tiến hành lập hàng rào bảo vệ quanh khu chợ sai phép 365 vốn là đất dự án công viên Hà Đông để tiến hành trả lại mặt bằng xây dựng công viên theo đúng trình tự.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều xe ô tô chở nông sản của bà con do không nắm bắt thông tin vẫn có thói quen đi đến khu chợ trên để họp và tiến hành các giao dịch mua bán. Khi thấy cổng chợ đã bị rào, có lực lượng công an bảo vệ, bà con tiểu thương đã tự tìm đến “Điểm cung cấp lương thực, thực phẩm” thuộc lô đất có ký hiệu B3.1, Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 để họp chợ.

Ghi nhận của phóng viên tại Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 đêm 10-5, mặc dù mới 21g nhưng không khí ở đấy đã rất nhộn nhịp, những chiếc xe tải, xe thồ, xe máy chở hàng hóa nối đuôi nhau vận chuyển hàng qua lại.

Ban quản lý “Điểm cung cấp lương thực, thực phẩm” bố trí lực lượng bảo vệ từ đầu đường, địa điểm họp chợ để phân luồng giao thông nên không xảy ra tình trạng tắc nghẽn.

Tại điểm cung cấp lương thực, thực phẩm trên có các mặt hàng tương đối đa dạng cho tiểu thương tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh như: Rau củ quả, thực phẩm hay thủy, hải sản…

Hàng nông sản, thực phẩm tại đây được khách hàng đánh giá là có chất lượng khá tốt, giá cả phải chăng cho các tiểu thương nhập về kinh doanh.

Trước những tin đồn thổi có "xã hội đen" ép buộc các tiểu thương về “Điểm cung cấp lương thực, thực phẩm” thuộc lô đất có ký hiệu B3.1, Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 họp chợ, PV PL&XH đã gặp gỡ nhiều bà con tiểu thương buôn bán tại đây. Hầu hết tiểu thương được hỏi đều tỏ ra bức xúc trước những thông tin đồn thổi trên.

Theo các tiểu thương, vì điểm chợ đang trong quá trình hoàn thiện nên khi bà con tự tìm đến, Ban quản lý đã bố trí cho bà con họp chợ tại hai bên đường đối diện điểm chợ. Và, các tiểu thương chưa phải nộp bất cứ khoản phí nào.

Anh Lê Xuân Tình, tiểu thương tại huyện Thường Tín cho biết, trước kia anh và nhiều tiểu thương kinh doanh tại chợ 365, nhưng khi chợ 365 bị cấm hoạt động, anh và nhiều bà con tìm về đây buôn bán.

tieu thuong duoc bo tri sap xep noi kinh doanh thuan loi
“Chúng tôi tự bảo nhau tìm về điểm này để kinh doanh vì thấy mặt bằng rộng rãi, xe cộ đi lại dễ dàng. Không có bất cứ ai ép buộc chúng tôi về đây cả”, anh Tình cho biết.

Còn chị Nguyễn Thị Minh, trú tại thôn Đan Nhiễm, huyện Thường Tín, cũng cho biết, từ khi về họp chợ đến nay, chưa bao giờ xuất hiện tình trạng bảo kê, côn đồ gây rối hoặc cưỡng đoạt tài sản của tiểu thương. Dù là người địa phương hay thương lái đến từ các tỉnh lân cận thì đều được Ban quản lý bố trí, sắp xếp nơi kinh doanh thuận lợi.

tieu thuong duoc bo tri sap xep noi kinh doanh thuan loi
Chị Minh: “Tôi và nhiều tiểu thương khác từ khi về đây chưa bị thu bất cứ khoản phí nào".

Bà Lê Thị Ngọc, Hưng Yên chia sẻ, dù việc buôn bán vào đêm hôm khá vất vả nhưng người dân hoàn toàn yên tâm vì có lực lượng bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường được dọn dẹp sạch sẽ sau khi tan chợ.

tieu thuong duoc bo tri sap xep noi kinh doanh thuan loi
Lực lượng bảo vệ được BQL bố trí để phân luồng giao thông, đảm bảo thuận lợi cho các tiểu thương buôn bán.

Theo ông Trần Đại Nghĩa, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư và Phát triển dịch vụ Thương mại Đại Sơn (Đơn vị quản lý “Điểm cung cấp lương thực, thực phẩm” thuộc lô đất có ký hiệu B3.1, Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5), khi bà con tiểu thương tự tìm đến để kinh doanh, vì còn một số hạng mục của điểm chợ chưa hoàn thiện xong, Ban quản lý đã bố trí cho bà con tạm thời kinh doanh tại hai bên đường đối diện cổng chợ.

“Chúng tôi đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục và trong thời gian sớm nhất sẽ đưa bà con vào buôn bán trong chợ”, ông Nghĩa cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Tiểu thương được bố trí, sắp xếp nơi kinh doanh thuận lợi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO