Tiếp viên Vietnam Airlines vi phạm quy định cách ly: Xử lý thế nào?

KTĐT| 01/12/2020 21:45

Liên quan trường hợp BN1342 (nam tiếp viên của Vietnam Airlines) mắc Covid-19 cách ly tập trung 4 - 5 ngày rồi về nhà tự cách ly, câu hỏi đặt ra, đây là sai phạm của cá nhân BN1342 hay của Khu cách ly do Vietnam Airlines quản lý? Có hay không sự ưu ái cho nhân viên Vietnam Airlines được phép cách ly tập trung 4-5 ngày, và vi phạm quy định cách ly sẽ xử lý thế nào?

Cách ly tập trung chỉ 4 - 5 ngày

Thời gian qua, có những trường hợp thuộc diện cách ly tập trung, cách ly tại nhà nhưng đã trốn tránh cách ly, hoặc thực hiện cách ly không nghiêm túc dẫn đến hậu quả là hàng loạt hệ lụy kèm theo, làm hại cả cộng đồng. Đơn cử như ca dương tính BN1342 (nam tiếp viên của Vietnam Airlines) công bố chiều 29/11.

Ca nhiễm phức tạp BN1342 và BN 1347 do vi phạm quy định cách ly của tiếp viên Vietnam Airlines, dẫn tới lây nhiễm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về việc quản lý cách ly. Trong thời gian cách ly tại khu cách ly do Vietnam Airlines quản lý (số 115 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) từ ngày 14 - 18/11, BN1342 có tiếp xúc với đồng nghiệp trên chuyến bay khác (BN1325).

Sau khi xét nghiệm 2 lần cho kết quả âm tính, BN1342 được về cách ly tại nhà trọ (P305, lầu 3, số 50 Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh). Trong quá trình cách ly, BN1342 có tiếp xúc trực tiếp với 3 người, gồm: Mẹ đẻ và hai người bạn (một nam, một nữ). Trong đó, người bạn nam (SN1988, trú tại phường 3, quận 6, TP Hồ Chí Minh) có tới sống cùng.

Ngày 28/11, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 3, cho kết quả dương tính. Ngay lập tức, 3 trường hợp tiếp xúc trực tiếp trên đây đã được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Trong đó, người bạn nam cho kết quả dương tính (BN1347).  Ca nhiễm phức tạp giữa BN1342 và BN1347 do vi phạm quy định cách ly của tiếp viên Vietnam Airlines, dẫn tới lây nhiễm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về việc quản lý cách ly. BN1342 là nam tiếp viên của Vietnam Airlines, nhập cảnh về TP Hồ Chí Minh đã vi phạm quy chế cách ly. Được biết, nam tiếp viên này đã được trở về nhà sau khi cách ly tại trung tâm 4 - 5 ngày, vì lý do xét nghiệm 2 lần, cả đoàn không ai nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiếp viên hàng không và người nhập cảnh bắt buộc phải cách ly tập trung đủ 14 ngày.

Liên quan trường hợp nam tiếp viên (BN1342) mắc Covid-19, câu hỏi đặt ra, đây là sai phạm của cá nhân BN1342 hay của Khu cách ly do Vietnam Airlines quản lý? Có hay không sự ưu ái cho nhân viên Vietnam Airlines được cách ly tập trung 4 - 5 ngày rồi cho về nhà tự cách ly, khác so với các cơ sở cách ly của Nhà nước? Cùng đó, Vietnam Airlines cho nhân viên về nhà cách ly nhưng không có quy định giám sát. Phải chăng đây là lỗ hổng do DN nhà nước đề nghị đặc thù, ưu ái nhưng kiểm tra, kiểm soát lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm với xã hội?

Vi phạm chồng vi phạm, nguy cơ lây lan dịch bệnh

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Nguyễn Đào Tơ - Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Huy cho biết, việc cách ly nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, đồng thời Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn trong trường hợp này.

Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, ngày 20/9/2020, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 4995/BYT-DP về việc hướng dẫn tạm thời giám sát người nhập cảnh vào Việt Nam. Đối tượng là những người không có các triệu chứng nghi nhiễm nCoV (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây: Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh… thì phải bắt buộc cách ly trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Khi xác định nguyên nhân nhiễm Covid-19 của BN1342, CDC TP Hồ Chí Minh cho rằng, BN1342 có thể đã bị nhiễm SARS-CoV-2 tại khu cách ly của Vietnam Airlines, sau khi có tiếp xúc gần với BN1325 – là người trên chuyến bay có tới 8 thành viên phi hành đoàn cùng nhiễm Covid-19. Theo quy định, kể cả thời gian ở tại khu cách ly, người được cách ly cũng không được tiếp xúc với người khác. Như vậy, phải chăng BN1342 đã tiếp tục vi phạm quy định cách ly trong khu cách ly?

Theo luật sư Nguyễn Đào Tơ, BN1342 đã vi phạm quy định của pháp luật và việc xử lý trong trường hợp đã có quy định như sau: Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020 của Thủ Tướng, công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc. Xác định bệnh Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu. Cùng đó, điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 5 -10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Như vậy, BN1342 là người rời khỏi khu vực cách ly y tế có thể bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng theo quy định trên.

Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

 Theo quy định của luật, nếu điều tra xác minh bệnh nhân là người bỏ trốn khỏi khu vực cách ly y tế dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng, có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể: Nếu người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được cách ly mà trốn khỏi nơi cách ly gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1 - 5 năm.

 Nếu người chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa mà trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự.

Khi BN1342 về nhà tự cách ly, 3 người có quan hệ với BN1342, đó là mẹ đẻ, bạn gái và một người bạn trai đã đến ở cùng phòng trọ với BN1342 trong thời gian cách ly tại nhà. Sau khi phát hiện BN1342 mắc Covid-19, Được biết, người bạn trai sau đó đã được xác định là BN1347 (giáo viên tiếng Anh), và tiếp tục có thêm 2 trường hợp lây nhiễm SARS-CoV-2 từ BN1347.

“Dù cách ly tại nhà, người cách ly cũng phải tuân thủ các quy định về cách ly. Cơ quan chức năng sẽ xem xét toàn diện, mức độ gây thiệt hại, độ lây nhiễm cao, trách nhiệm của từng người và cơ quan quản lý của BN1342, từ đó mới có cơ sở xử lý cụ thể. Đây cũng là bài học cho Vietnam Airlines và các cá nhân khi đi từ vùng dịch về, phải có ý thức bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng” - luật sư Nguyễn Đào Tơ chia sẻ.

Trong khi đó, theo luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), căn cứ hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao tại Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020, người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người”, quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người: Trốn khỏi nơi cách ly; Không tuân thủ quy định về cách ly; Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.

Như vậy, trường hợp cá nhân không tuân thủ quy định cách ly tại nhà gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự. Khung hình phạt thấp nhất của tội này là phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1 - 5 năm; khung hình phạt cao nhất của tội này là phạt tù từ 10 - 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.
“Hành vi không tuân thủ quy định về cách ly của BN1342 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người (Điều 240 Bộ luật Hình sự). Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần làm rõ trách nhiệm của Vietnam Airlines và sự buông lỏng của chính quyền địa phương trong công tác quản lý, giám sát người cách ly khi để xảy ra việc lây nhiễm Covid-19 ra cộng đồng” - luật sư Bùi Quang Thu nêu quan điểm.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động văn hoá, giải trí được tổ chức dịp lễ 30/4 - 1/5
    Hà Nội tổ chức gần 20 sự kiện phục vụ du khách và người dân trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, kéo dài từ ngày 19/4 đến 10/5/2024. Theo Sở Du lịch Hà Nội, ngoài thu hút du khách, loạt sự kiện cũng là các gợi ý dành cho người dân Thủ đô không đi chơi xa và muốn tham gia các hoạt động trong ngày.
  • Vài cảm nhận về Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc 2024
    Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc năm 2024 nhận được nhiều sự quan tâm của các nghệ sĩ và người yêu nhiếp ảnh của 15 tỉnh gửi dự thi. Với số lượng ảnh khá lớn, trên 2.200 ảnh gồm cả ảnh đơn và bộ đã phần nào khái quát được mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội tại các địa phương miền núi phía Bắc.
  • Thư viện Hà Nội giới thiệu hơn 300 tư liệu về Tổng Bí thư Trần Phú, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa Xuân năm 1975
    Hơn 300 tư liệu sách, báo về cuộc đời và sự nghiệp Tổng Bí thư Trần Phú; Chiến thắng Điện Biên Phủ; Đại thắng mùa Xuân năm 1975... được giới thiệu trong cuộc trưng bày của Thư viện Hà Nội tại trụ sở số 2B Quang Trung (quận Hà Đông, TP. Hà Nội).
  • Hàng nghìn người thưởng thức ẩm thực truyền thống Huế với bốn phương
    Hàng nghìn du khách và người dân Thừa Thiên Huế tham gia, thưởng thức các món ẩm thực truyền thống Huế với bốn phương tại Công viên Thương Bạc (TP Huế).
Tiếp viên Vietnam Airlines vi phạm quy định cách ly: Xử lý thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO