Tiếng khóc xé lòng trước bia đá ở nghĩa trang Trường Sơn

Hải Long - Đ.Hậu/phapluatplus| 26/07/2017 09:09

“Vừa mới hỏi vợ, chưa kịp cưới thì anh lên đường nhập ngũ, rồi từ đó vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường...”, ông Nguyên khóc nghẹn kể về anh trai mình.

Chiến tranh đã qua đi, từ chiến trường ác liệt trở về, có những người may mắn chỉ để lại một phần máu thịt của mình nơi chiến tuyết. Nhưng có những tấm thân đã mãi ra đi không một lần trở lại, họ mãi nằm lại với đất mẹ, yên giấc ngàn thu với những ký ức đầy “máu và lửa”.

Một ngày giữa tháng 7, tháng mà những người con của “mảnh đất máu” Quảng Trị gọi là “tháng 7 máu và hoa”. Tôi may mắn được ghé thăm nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn (tỉnh Quảng Trị), nơi có hơn 10 nghìn liệt sĩ đang yên nghỉ.

Những ngày này, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn không còn yên tĩnh như mọi khi, nhiều đoàn người từ các địa đầu tổ quốc đổ về đây để tri ân, tưởng nhớ tới những người anh hùng đã ngã xuống, đã hy sinh thân mình vì độc lập dân tộc.

Tiếng khóc xé lòng trước bia đá ở nghĩa trang Trường Sơn
Nhiều vòng hoa của các đoàn người từ các địa đầu tổ quốc đổ về nghĩa trang Trường Sơn để tri ân, tưởng nhớ tới những người anh hùng đã ngã xuống, đã hy sinh thân mình vì độc lập dân tộc.
Trong đó có những con người, những câu chuyện mà ai may mắn nghe được, ắt hẳn sẽ khó cầm được nước mắt.

Vừa thắp hương cho vài phần mộ ở một góc nghĩa trang, chúng tôi vô tình bắt gặp hình ảnh một người đàn ông có dáng người khắc khổ, ông ôm chầm lấy bia đá của một mộ phần mà khóc nấc lên thành tiếng.

Đó là ông Lê Văn Nguyên (ở xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An), lặn lội gần 500km từ Nghệ An vào thăm phần mộ của anh trai là liệt sĩ L.V.N. (SN 1942, hy sinh 12/1969 tại chiến trường Nam - Lào) đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn.

Tiếng khóc xé lòng trước bia đá ở nghĩa trang Trường Sơn
Ông Lê Văn Nguyên vượt gần 500 km từ Nghệ An vào nghĩa trang Trường Sơn Quảng Trị thăm mộ anh trai.
“Từ khi tìm được phần mộ của anh trai, đây là lần thứ 3 tôi vào thăm anh. Tuy đường có xa xôi, nhưng chỉ cần có điều kiện là tôi thu xếp vào thăm anh mỗi dịp tháng 7 này. Tôi và con dâu phải dậy từ sáng sớm, chuẩn bị đồ đạc và một ít hương, hoa rồi ra đường lớn bắt xe vào Quảng Trị”, ông Nguyên vừa nói vừa lau vội dòng nước mắt trên má.

Ông Nguyên chia sẻ, lần cuối cùng gia đình nhận được thông tin của anh N. là khi anh đang tham gia một chiến dịch bên Lào, một thời gian sau gia đình nhận được giấy báo tử của anh, nhưng hài cốt của anh thì không tìm được.

Tiếng khóc xé lòng trước bia đá ở nghĩa trang Trường Sơn
Ông Nguyên không nén được cảm xúc, bật khóc khi trò chuyện với Phóng viên.
Nhiều năm sau đó, ông Nguyên cùng gia đình không tìm được phần mộ của liệt sĩ N.. Đến năm 2004, thông tin từ một người đồng đội cũ của liệt sĩ N. cho hay, hài cốt liệt sĩ N. đang được an táng tại nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn (Quảng Trị). Ngay sau đó gia đình đã vào tìm và xác nhận phần mộ của liệt sĩ N. tại đây.Từ đó đến nay, hễ có điều kiện là ông Nguyên lại thu xếp vào thăm anh trai mỗi dịp tháng 7 này.

Dáng vẻ khắc khổ của ông Nguyên ngồi bên phần mộ của anh trai, một tay ông run run sờ lên những dòng chữ trên tấm bia đá, tay còn lại thì vội lau đi hàng nước mắt trên gò má, đôi mắt ông đã đục mờ nhưng vẫn đọc được những dòng chữ trên bia.

Tiếng khóc xé lòng trước bia đá ở nghĩa trang Trường Sơn
Ông Lê Văn Nguyên khóc nghẹn trước bia mộ của anh trai.
“Anh hy sinh từ năm 1969, đến nay cũng đã 47 năm rồi. Trước khi anh lên đường nhập ngũ, anh đã hỏi vợ, chưa kịp tổ chức đám cưới, chưa nên duyên vợ chồng thì anh đã hy sinh”, nói đến đây ông Nguyên khóc nghẹn lại, nói không thành tiếng, chỉ biết ngồi gần bia mộ anh trai và khóc.

Được biết, cả nhà có 3 anh em trai, ông Nguyên là con út, liệt sĩ N. là con thứ 2 trong nhà, theo tiếng gọi của tổ quốc, liệt sĩ N. ra chiến trường khi còn đôi mươi.

Mối nhân duyên của liệt sĩ N. và người vợ sắp cưới tưởng chừng đã trọn vẹn, nhưng không ngờ lần ra đi nhập ngũ đó cũng là lần cuối ông và người vợ chưa cưới được thấy nhau. Đến nay cũng đã 47 năm, liệt sĩ L.V.N. vĩnh viễn nằm lại nơi đất mẹ đầy máu và lửa.

Cái nắng tháng 7 như đổ lửa, ông Nguyên vẫn ngồi đó, ông vừa kể về anh trai mình vừa khóc, tiếng khóc của ông lão dường như thấu cả rừng già Trường Sơn.

Tiếng khóc xé lòng trước bia đá ở nghĩa trang Trường Sơn
Bia mộ của liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn.
Nắng chiều đã đổ bóng, cũng là lúc ông Nguyên phải tạm biệt anh trai mình để xuống đường lớn đón xe trở ra. Bước chân ông đi như nặng trĩu, ánh mắt ông còn đầy vẻ lưu luyến. Rồi bóng lưng của ông lão dần khuất đàng xa góc nghĩa trang, nhưng vẫn còn đó, bia đá có khắc tên người anh hùng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Tiếng khóc xé lòng trước bia đá ở nghĩa trang Trường Sơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO