Tiến sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Cồ Huy Hùng: Cứ đam mê rồi có ngày “đơm hoa kết trái”

hanoimoi| 27/05/2022 23:01

Khiêm tốn, kiệm lời, không muốn nói nhiều về mình, Tiến sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Cồ Huy Hùng (Trưởng khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) là người say mê và cháy hết mình với âm nhạc dân tộc.

Trên cả 3 vai trò: Người thầy, nghệ sĩ và nhà quản lý, anh góp phần lan tỏa tiếng đàn nguyệt nói riêng và âm nhạc truyền thống nói chung đến gần hơn với công chúng.
Tiến sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Cồ Huy Hùng: Cứ đam mê rồi có ngày “đơm hoa kết trái”

1. Tôi gặp lại NSƯT Cồ Huy Hùng khi anh vừa trở về sau chuyến biểu diễn kéo dài suốt 6 tháng (từ tháng 10-2021 đến hết tháng 3-2022) tại EXPO 2020, tổ chức tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất - UAE) với tư cách là Trưởng đoàn nghệ thuật Việt Nam. Dù đã là lần thứ 4 tham dự EXPO nhưng mỗi lần được góp mặt tại sự kiện lớn này, anh luôn cảm thấy trọng trách trên vai. Anh bảo, EXPO 2020 diễn ra trong thời điểm dịch Covid-19 xuất hiện là kỳ EXPO khó khăn nhất mà anh từng tham gia. Với 3 ca diễn một ngày, anh gọi vui các nghệ sĩ là “công nhân” hằng ngày vào ca để giới thiệu âm nhạc truyền thống của Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

EXPO chỉ là một trong các sự kiện mà Cồ Huy Hùng và các nghệ sĩ đàn dân tộc tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tham gia. Anh đã đi biểu diễn khắp nơi trên thế giới, ở đâu anh cũng cảm nhận được sự hào hứng của kiều bào ta cũng như bạn bè quốc tế. Đó là động lực, nguồn cổ vũ, động viên lớn lao để anh và các nghệ sĩ hằng năm rong ruổi trên hành trình “kể câu chuyện Việt Nam” ra bên ngoài. Anh khẳng định: “Âm nhạc dân tộc là hồn cốt, là tinh hoa, là tiếng nói của dân tộc, hay nói như cách của Giáo sư Dương Viết Á thì âm nhạc dân tộc là “bến đỗ” của tâm hồn. Bởi vậy, dù xã hội phát triển như thế nào đi chăng nữa thì âm nhạc dân tộc vẫn có chỗ đứng riêng”.

2. Trò chuyện cùng tôi trong những ngày cuối tháng 4 nắng vàng rực rỡ, Cồ Huy Hùng hồ hởi cho biết, anh và 3 nghệ sĩ của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam có tên trong danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân đợt tới đây. Đó là thành quả xứng đáng cho quá trình học tập, lao động nghệ thuật không mệt mỏi suốt 40 năm qua của người nghệ sĩ gốc Nam Định. Đến giờ, anh vẫn nghĩ mình theo đàn nguyệt là cái duyên và cả sự may mắn nữa. Cha của anh làm việc trong lĩnh vực thương nghiệp nhưng rất yêu âm nhạc và luôn khuyến khích con trai theo âm nhạc. “Ban đầu tôi học guitar, nhưng thầy Đỗ Văn Đễ thấy tôi không hợp lắm với âm nhạc hiện đại nên đã khuyên tôi theo đàn nguyệt. Lúc ấy chỉ còn đúng 1 tháng nữa là đến kỳ thi tuyển vào trường, nhờ thầy Đễ dạy, tôi đã chơi được 3 bài đàn nguyệt và lọt vào “mắt xanh” của Nhà giáo Nhân dân Xuân Khải, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển” - Cồ Huy Hùng nhớ lại.

Với nghệ sĩ Cồ Huy Hùng, thầy Xuân Khải là người cha, người thầy lớn bởi sau khi vào trường, chính thầy Khải đã dìu dắt anh đến với đàn nguyệt và có sức ảnh hưởng rất lớn đến anh. Anh cũng đã khẳng định tên tuổi khi giành Huy chương Vàng tại Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985 (khi ấy anh mới 11 tuổi) với một sáng tác dành cho đàn nguyệt của thầy Xuân Khải, đó là tác phẩm “Cảm xúc quê hương”. “Chúng tôi nể phục và coi thầy Khải là tấm gương lớn trong nghề. Thầy là nghệ sĩ đàn nguyệt nhưng sáng tác cho hầu hết các loại đàn dân tộc. Thầy luôn hướng đến cái mới, luôn cổ vũ, động viên học trò đi theo cái mới. Bởi theo thầy, trong thời kỳ hội nhập thì phải tiếp thu có chọn lọc tinh hoa âm nhạc thế giới. Chúng tôi hiện nay cũng vậy, luôn đổi mới, sáng tạo để âm nhạc truyền thống mang hơi thở của thời đại, và đó chính là cách để đưa âm nhạc truyền thống đến gần hơn với công chúng” - nghệ sĩ Cồ Huy Hùng nhấn mạnh.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Cồ Huy Hùng: Cứ đam mê rồi có ngày “đơm hoa kết trái”

3. Kế tiếp các giảng viên Vũ Tuấn Đức, Xuân Khải, Hồng Thái, Ngô Bích Vượng, Thanh Tâm, Lê Phổ nhận nhiệm vụ Trưởng khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Cồ Huy Hùng hiểu rõ trách nhiệm của mình, nhất là khi âm nhạc dân tộc hiện “lép vế” so với các loại hình âm nhạc hiện đại khác. “Hiện nay, bên cạnh các thể loại nhạc pop, rock được giới trẻ yêu thích, đa số phụ huynh thích cho con học thêm đàn piano, đàn dây, nghe nhạc phương Tây hơn là học đàn dân tộc. Chính điều này đã khiến âm nhạc truyền thống còn rất ít “đất diễn”. Như vậy thì người dân lại càng không được biết, hiểu, nghe, xem, yêu âm nhạc truyền thống” - anh trăn trở.

Nghệ sĩ Cồ Huy Hùng cũng mong rằng, các cấp lãnh đạo có những chủ trương, định hướng cho sự phát triển âm nhạc truyền thống rõ hơn nữa bằng việc đầu tư, khuyến khích các nhạc sĩ sáng tác nhiều tác phẩm dân tộc mang hơi thở đương đại, quảng bá để âm nhạc truyền thống đến được với khán giả. Anh tin tưởng rằng, nếu cứ yêu nghề, cứ đam mê, say sưa thì sẽ có ngày “đơm hoa kết trái”. Sinh viên chuyên ngành Âm nhạc dân tộc ra trường không nhất thiết phải vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, họ có nhiều cách để cống hiến, làm nghề, sống bằng nghề nếu thực sự có tài, có tâm.

Theo nghệ sĩ Cồ Huy Hùng, âm nhạc dân tộc là biển trời kiến thức mà không một nghệ sĩ nào có thể “vỗ ngực” trước thành quả đạt được. Bản thân anh đã không ngừng học tập, trau dồi kiến thức bằng cách học hỏi từ các thầy cô trong trường đến các nghệ nhân như Kim Sinh, Trần Kích ở Huế hay nghệ nhân Ba Tu ở Sài Gòn. Anh cũng đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ tại Học viện Âm nhạc Trung ương Trung Quốc và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Luận án của anh làm về “Đàn nguyệt trong một số phong cách nhạc cổ truyền người Việt” (do Giáo sư, Tiến sĩ  khoa học Tô Ngọc Thanh và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Huyền Nga hướng dẫn) được đánh giá là công trình nghiên cứu công phu, kỹ lưỡng, nhiều hàm lượng kiến thức quý giá được anh khảo sát chủ yếu trên hát văn và hát cải lương ở nhiều vùng miền trên cả nước. Đó thực sự là công trình xứng đáng để cho các thế hệ giảng viên, sinh viên âm nhạc dân tộc tham khảo, học tập.

 Ở tuổi xấp xỉ 50, Nghệ sĩ Ưu tú Cồ Huy Hùng cảm thấy rất hạnh phúc khi cả gia đình đều theo âm nhạc. Vợ của anh là đồng nghiệp giảng dạy tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam - NSƯT đàn bầu Bùi Lệ Chi. Hai con của anh cũng đều đang theo học tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (một người theo NSƯT Bùi Công Duy học violon, một người theo Giáo sư Trần Thu Hà học piano). Theo anh, cả gia đình cùng theo âm nhạc nên các thành viên dễ sẻ chia, đồng cảm với nhau hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Với anh, gia đình là nơi niềm vui ngự trị, là điểm tựa cho anh lao động, sáng tạo nghệ thuật.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Cồ Huy Hùng sinh năm 1974 tại Hà Nội, quê gốc ở Nam Định. Anh hiện là Trưởng khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Trong sự nghiệp biểu diễn, anh từng giành nhiều giải thưởng, như Huy chương Vàng tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985, Huy chương Vàng tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1992, Giải Nhất cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 1998... Anh là tác giả của 6 cuốn giáo trình về đàn nguyệt được đưa vào giảng dạy tại các trường âm nhạc trên toàn quốc.

(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Huế trong thơ Lê Vĩnh Thái
    Thơ Lê Vĩnh Thái ở bất kỳ chặng nào, tập nào cũng khó đọc, khó hiểu, không thể nhớ. Tôi quen biết anh gần 20 chục năm nay, gần như tập thơ nào cũng đọc, song đều để riêng một góc… và suy ngẫm.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trăng thơm
    Thoan ngồi giặt ở cầu ao. Trăng nhấp nhoáng dưới làn nước. Hoa bèo tím thẫm một mảng bồng bềnh trong âm thanh rền rã của bầy ve kêu trên cây nhãn già. Cây nhãn này mấy năm trước đứt hoa, mùa xuân năm nay bung lại, hoa kết từng chùm vàng nhạt, li ti, đậu quả bện trĩu cành. Ngang trưa nay, chị Hà đi lấy hàng về sớm, thấy thằng cu Minh đánh quần đùi, áo ba lỗ, mũ lưỡi trai đội ngược, cầm sào đi bắt ve qua ngõ, bèn vẫy lại: “Cu Minh, trèo cây vặt nhãn hộ cô”.
  • Hơn 3.000 người dân Thủ đô được thăm khám, sàng lọc sức khoẻ miễn phí
    Ngày 8/12, tại phố đi bộ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình Sống khỏe mỗi ngày - Vì một Việt Nam khỏe mạnh.
  • Triển lãm "Kinh Bắc art 3"- nơi gặp mặt của hội họa miền quan họ
    Triển lãm "Kinh Bắc art 3" khai mạc vào 17h ngày 7/12 và kéo dài đến ngày 13/12 tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh - 29 Hàng Bài, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Tiến sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Cồ Huy Hùng: Cứ đam mê rồi có ngày “đơm hoa kết trái”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO