Thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc: Được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ

T.Hương/HNM| 30/08/2018 08:16

Với hoạt động thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc của thương nhân, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc CNY (đồng nhân dân tệ).

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký ban hành Thông tư số 19 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Thông tư có hiệu lực từ 12-10-2018.
Thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc: Được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ
(ảnh minh họa, nguồn: internet)

Thông tư quy định các nội dung liên quan đến quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc, gồm: Thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới của thương nhân; thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới; thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới; các hoạt động ngoại hối khác như hoạt động ủy thác trong thanh toán bằng đồng CNY…

Đối tượng áp dụng của Thông tư là thương nhân, cư dân biên giới Việt Nam, thương nhân, cư dân biên giới Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc; Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam; Chi nhánh của ngân hàng được phép đặt tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam-Trung Quốc; tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế, tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam-Trung Quốc và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thanh toán trong thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc.

Thông tư quy định hoạt động thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ qua biên giới Việt Nam- Trung Quốc của thương nhân, gồm quy định về đồng tiền thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc CNY.

Phương thức thanh toán bao gồm: Thanh toán qua ngân hàng (thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, thanh toán bằng CNY qua chi nhánh ngân hàng biên giới, thanh toán bằng VND qua chi nhánh ngân hàng biên giới); thanh toán bằng VND tiền mặt hoặc CNY tiền mặt; thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của thương nhân.

Thông tư quy định cụ thể hoạt động sử dụng tài khoản CNY, VND nhằm tạo cơ sở pháp lý để thương nhân Việt Nam, Trung Quốc thực hiện các giao dịch thu, chi bằng đồng bản tệ trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

Với hoạt động thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ của cư dân biên giới và tại chợ biên giới, Thông tư quy định đồng tiền thanh toán là VND hoặc CNY.

Ngoài các nội dung trên, Thông tư cũng quy định một số hoạt động ngoại hối khác như hoạt động ủy thác thanh toán bằng đồng CNY, quy định cụ thể trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới, ngân hàng được phép cũng như của cá nhân, thương nhân và tổ chức khác nhằm giám sát, quản lý chặt chẽ, có hiệu quả đối với hoạt động quản lý ngoại hối trong thương mại biên giới Việt-Trung.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc: Được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO