Thừa thiếu trong bài báo

Nguyễn Thông (motthegioi.vn)| 29/06/2017 16:08

Người làm báo, làm văn, phàm đã theo nghề chữ nghĩa, viết lách thì phải đặt lên hàng đầu việc viết sao cho dễ hiểu, gãy gọn. Báo chí, ngay cả báo điện tử (vốn rất thoải mái về "đất đai") không nên rườm rà, vừa mất công tốn sức người viết, vừa làm mất thời gian của người đọc.


Thừa thiếu trong bài báo

Báo chí và các báo cáo, văn bản của nhà nước bây giờ cứ dùng các cụm từ chỉ chức danh: Thủ tướng chính phủ, Phó thủ tướng chính phủ. Ví dụ: Phó thủ tướng chính phủ Phạm Bình Minh, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Xin thưa, viết thế là thừa, thừa chữ "chính phủ". Bộ máy hành pháp ở nước ta là trung ương tập quyền, chỉ có chính phủ quốc gia chứ không có chính phủ liên bang. Ở nhiều nước phương Tây, ngoài thủ tướng chính phủ quốc gia còn có thủ tướng bang, vì vậy phải phân biệt rõ, nói rõ thủ tướng chính phủ để phân biệt với thủ tướng bang. Nhưng ở xứ ta, chỉ có một chính phủ, trong đó có thủ tướng và một số phó thủ tướng, vì vậy chỉ cần nói hoặc viết thủ tướng, phó thủ tướng là được, mặc nhiên là chính phủ rồi.

Nhiều phóng viên khi viết về thời gian cụ thể rất rườm rà. Chẳng hạn: 18 giờ chiều ngày chủ nhật 21.6, hoặc 9 giờ sáng ngày thứ bảy. Đã sáng hoặc chiều thì không cần ngày, đã ngày thì không cần nêu buổi, nêu thứ; ví dụ: sáng 20.6, gần 9 giờ ngày 20.6, lúc 10 giờ chủ nhật 21.6... Vừa gọn, vừa chính xác.

Lại nữa, cũng thời gian, nếu tính thời gian theo nhóm nửa ngày (12 tiếng) thì viết 7 giờ sáng, 5 giờ chiều là chính xác, nhưng tính theo 24 tiếng thì phần nửa ngày về sau không nên viết kiểu như 17 giờ chiều. Đã viết 17 giờ thì ai cũng hiểu đó là 5 giờ chiều, cần gì phải thêm chữ chiều, 21 giờ tức là 9 giờ tối, không cần phải viết 21 giờ tối.

Một sai nữa cũng xuất hiện nhiều trên báo là tính thời gian theo kiểu tính hệ thập phân. Nhiều phóng viên viết: 2,5 ngày, 6,5 giờ, bị án tù 7,5 năm tù giam... Xin nhớ: Một ngày có 24 tiếng đồng hồ, 1 giờ có 60 phút, 1 năm có 12 tháng... chứ không phải chí có 10 mà tính theo hệ thập phân. Trong những trường hợp có phần thời gian chỉ chiếm 1 nửa như trên, tiếng Việt đã có từ rất sát hợp là "rưỡi", ví dụ 2 giờ rưỡi, án tù 7 năm rưỡi.

Để chỉ thời gian ta cũng hay thấy trường hợp: đã từng, hiện đang... "Từng" bản thân nó hàm nghĩa "đã" rồi, ví dụ: tôi từng dạy học (không viết: tôi đã từng dạy học). “Hiện" là hàm nghĩa "đang" rồi, ví dụ nước ta hiện có 30% hộ nghèo (không viết: nước ta hiện đang có 30% hộ nghèo).

Không ít phóng viên, khi tường thuật, phản ánh những sự vụ hình sự, xã hội, chẳng hạn cháy nhà, tai nạn giao thông thường thòng câu cuối bản tin, rằng cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân. Như thế cũng thừa, bởi đó là nhiệm vụ bắt buộc của họ, điều tra là việc tất nhiên. Khi nào có kết quả điều tra thì thông tin tiếp, chứ không cần viết câu đó.

Có lần mua tờ báo Sài Gòn giải phóng, đang bận nên tôi liếc vội, thấy có cái tin "Xe lửa chạy xuyên trong nội thành TP.HCM", sực nghĩ vài điều liên quan, bèn biên ra đây.

Trong tiếng Việt, từ gốc Hán chiếm tỷ lệ rất lớn, ta gọi chúng là từ Hán Việt. Trước khi tìm được những từ mới thuần Việt thay thế (mà chả biết đến bao giờ mới xong), việc cần làm là phải dùng cho chính xác, cụ thể là tránh những trường hợp thừa.

Trong cái tin nói trên, rõ ràng thừa chữ "trong" bởi từ "nội thành" đã hàm nghĩa "trong" rồi. Vì vậy chỉ cần viết "Xe lửa chạy xuyên nội thành TP.HCM" đã toát nghĩa, mà lại gọn. Nói đến chữ "nội" này, tôi nhớ đến người xứ Huế có vế đối "Không vô trong nội nhớ hoài" hình như chả ai đối được. Đành rằng trong nghĩa là nội, nhưng ở vế đối này nội còn có nghĩa là Đại nội thuộc kinh thành Huế, nó không trùng lặp với chữ trong.

Tình trạng thừa chữ khi dùng từ Hán Việt khá phổ biến trên báo chí, chẳng hạn: giữa trung tâm, tái lập lại, ngày sinh nhật, đường quốc lộ... Có người bảo dùng mãi quen rồi, cứ vẽ chuyện dọn vườn, nhưng tôi cho rằng nếu ta bớt chữ thừa đi mà nghĩa vẫn không suy suyển thì tại sao không làm. Ví dụ ta viết: kỷ niệm ngày sinh, mừng sinh nhật, trên quốc lộ... là được rồi, đèo thêm chữ thừa làm gì cho tốn giấy, tốn công gõ, công viết.


(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài thông qua nhiều nội dung quan trọng
    Trong không khí phấn khởi trước thành công của việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã và chương trình công tác tháng 7 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội), chiều ngày 4/7 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.
  • Cấp tỉnh, cấp xã (mới) theo thẩm quyền không để chậm trễ, bỏ sót công việc
    Ngày 4/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Thừa thiếu trong bài báo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO