Thủ tướng thị sát, đốc thúc dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Đức Tuân/Chính phủ| 27/09/2019 15:21

Sáng 27-9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi thị sát, kiểm tra việc thi công, triển khai dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, dự án có ý nghĩa quan trọng đối với 20 triệu dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Thủ tướng thị sát, đốc thúc dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát điểm đầu của dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.  Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Đây là một trong những trục đường trọng tâm của quốc gia nối thành phố Hồ Chí Minh với 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL. Sau khi hoàn thành, tuyến đường cao tốc này sẽ tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên quốc lộ 1, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL.

Cùng đi với Thủ tướng có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan.

Theo báo cáo tại hiện trường của Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, về tình hình thi công, nhà đầu tư đã huy động khoảng 2.500 tỷ đồng để tham gia vào dự án, ứng trước chi phí giải phóng mặt bằng cho tỉnh Tiền Giang để triển khai dự án. Đến nay đã hoàn thành khoảng 27% khối lượng dự án (tăng hơn 10% so với khối lượng thực hiện trong 10 năm).

Về công tác giải phóng mặt bằng, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành việc giải phóng và bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cho doanh nghiệp tổ chức thi công.

Theo UBND tỉnh Tiền Giang, có 3.292 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án này. Tỉnh đã ứng ngân sách địa phương 278,35 tỷ đồng để chi trả đền bù cho các hộ dân. Tổng mức đầu tư tiểu dự án để giải phóng mặt bằng là 1.776 tỷ đồng.

Thủ tướng đã thị sát một số điểm của dự án, gồm điểm đầu của dự án tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương), điểm giữa của đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Km 76+500, công trường thi công cầu Phú Nhuận.

Thủ tướng thị sát, đốc thúc dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Thủ tướng trao Quyết định đồng ý cấp vốn ngân sách trung ương cho dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nói chuyện với chủ đầu tư, đơn vị thi công dự án, Thủ tướng nhắc lại yêu cầu thông tuyến vào cuối năm 2020 và khánh thành vào năm 2021. “Tất cả các điều kiện mà các đồng chí đề nghị, chúng tôi giải quyết hết 100%”, Thủ tướng nêu rõ, và nhấn mạnh, nhà thầu nào bàn lùi thì cho thôi tham gia; thi công kịp tiến độ và phải bảo đảm chất lượng, không phải vì tiến độ mà giảm chất lượng đối với công trình. Nhân dịp này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải sớm khởi công cầu Mỹ Thuận 2, tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận có tổng chiều dài 51,1km, đi qua thị xã Cai Lậy và các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè và Tân Phước; điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương), điểm cuối tại nút giao với quốc lộ 30 (huyện Cái Bè).

Giai đoạn I của dự án có quy mô bề rộng nền đường 17m, 4 làn xe cơ giới, 39 cầu trên tuyến chính, 4 cầu trên nút giao liên thông, 5 cầu vượt trực thông, một cầu trên tuyến tránh đường tỉnh 868 và 2 cầu trên tuyến nối nút giao Cái Bè.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật sẽ khai mạc ngày 3/5
    Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) trên cơ sở là cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Dưới sự chung tay của các nghệ sĩ, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Thông tin người phụ nữ bán 3 quả dứa 500 nghìn đồng ở phố cổ cho du khách là không chính xác
    Ngày 1/5, Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng.
  • Hà Nội mùa đông lịch sử
    Đêm Hà Nội những ngày tháng 12, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất ở mức 7-8 độ C, tôi trằn trọc trở mình trong chăn đệm êm ấm, rưng rưng lắng nghe những ca từ xúc động trong bài hát “Cảm xúc tháng Mười” vang lên từ ngôi nhà kế bên. Ngoài kia gió rít từng cơn thổn thức, những cảm xúc nghẹn ngào thôi thúc tôi dậy mở máy tính, xem lại những thước phim tư liệu về 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô của Hà Nội năm 1946. Từ hiện tại bình yên, tôi đã được trở về với mùa đông lịch sử của thành Rồng - một mùa đông giá buốt nhưng rực lửa.
Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng thị sát, đốc thúc dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO