Thủ tướng: Tháo gỡ thể chế chồng chéo, xây dựng Chính phủ thực sự kiến tạo

Chu Thanh Vân (TTXVN)| 24/10/2018 16:31

“Kết quả mà chúng ta đạt được trong thời gian vừa qua là tương đối toàn diện, tốt đẹp. Đó là điều đáng mừng. Đặc biệt, đời sống các thành phần xã hội được nâng lên một bước, từ miền núi đến miền biển, đô thị. Đồng tiền Việt Nam giữ được ổn định. Về phương diện quốc gia, uy tín, khả năng hứng chịu của chúng ta trước biến đổi thế giới khá hơn”.

Đây là đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi thảo luận tổ về kinh tế - xã hội sáng 24/10.
Chú thích ảnh
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

“An tâm chưa thì chưa an tâm, nhưng khá hơn trước là rõ ràng, từ lương thực đến năng lượng, ngân sách, ngoại tệ... đều quan trọng với quốc gia 100 triệu dân. Nói chung là có rất nhiều cố gắng”, Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, điều rất đặc biệt là uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế tốt hơn. “Tôi đi 4 đợt liền, toàn quốc gia lớn, họ trân trọng Việt Nam hơn so với trước đây, phần lớn đóng góp của mình được chấp nhận”.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng còn rất nhiều bất cập, tồn tại trong báo cáo mà Chính phủ đã nhìn nhận thẳng thắn. Vấn đề lớn nổi lên cần khắc phục, đó là quan tâm phát triển kinh tế nhưng cũng phải quan tâm hơn tới vấn đề xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong thế giới phẳng, cách mạng công nghiệp 4.0, xã hội có nhiều vấn đề cần nắm bắt, xử lý, bảo đảm hạnh phúc cho từng gia đình, an toàn hơn cho người dân. Phải cố gắng tìm ra động lực phát triển mới tốt hơn. Việt Nam đang trong bối cảnh hội nhập sâu, phải phát triển khoa học công nghệ, tìm giá trị gia tăng cao. “Còn nếu không tìm giá trị gia tăng thì chúng ta sẽ luẩn quẩn mãi”, theo Thủ tướng.

Từ đó, Thủ tướng cho rằng tháo gỡ thể chế chồng chéo, xây dựng Chính phủ thực sự kiến tạo, phát triển là rất quan trọng. Hiện còn tình trạng văn bản chồng văn bản, hệ thống pháp luật chằng chịt, làm việc này lo việc kia, quy định có từ lâu đời, nhiều tầng lớp, chồng chéo, ràng buộc. Cần phải sắp xếp, tổ chức lại, tháo gỡ những ràng buộc cho sự phát triển.

Thủ tướng cũng chỉ ra rằng kinh tế tư nhân là động lực quan trọng. Mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp có đạt được không - đó là câu hỏi lớn của Chính phủ. Các địa phương cần cố gắng phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp từ người dân; tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) có chọn lọc, liên kết hai khối kinh tế tư nhân và FDI.

Nói về quản lý tài chính ngân sách, Thủ tướng cho rằng đi vay tràn lan cho đầu tư phát triển sẽ dẫn dến nhiều nguy cơ, đừng “mặc áo quá đầu”, “liệu cơm gắp mắm” để giữ cân đối, trong đó có vấn đề nợ công. Thời gian qua, việc sử dụng vốn vay hiệu quả hơn, tránh lãng phí. “Nếu dừng lại không làm gì cũng chết nhưng đầu tư  bừa bãi còn nguy hiểm hơn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, việc chống tham nhũng, tiêu cực, chống lợi ích nhóm cần đặt ra ở các cấp, các ngành. Quan điểm trong công cuộc này là phải làm nghiêm túc, nếu không tốt sẽ gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân.

Thủ tướng cho hay, báo cáo của Thủ tướng trình bày trước Quốc hội nhấn mạnh ý chí dân tộc mạnh mẽ hơn, khát vọng phát triển tốt hơn. Người Việt Nam thông minh, nhanh nhẹn, nhận thức tốt, cần hợp tác, có ý chí, quyết tâm hơn trong công việc, không bỏ lưng chừng, làm việc không đến nơi, đến chốn trong từng địa phương, đơn vị. Mỗi người dân, mỗi tổ chức, đặc biệt người có trách nhiệm phải có khát vọng, có nguồn cảm hứng mạnh mẽ trong phát triển, mới có thể đưa đất nước tiến lên. Tinh thần phải dựa vào dân, phát động nhân dân,  phục vụ nhân dân, giải quyết tâm tư nguyện vọng cho dân.

“Vì sao khiếu nại nhiều như thế, vì ít khi chủ tịch xã, huyện tiếp dân lắm, hoặc tiếp không đến nơi đến chốn, không có trách nhiệm với nhân dân. Đối thoại là kênh rất quan trọng để dân thấy được nguyện vọng của mình được lắng nghe”, Thủ tướng nói; đồng thời nhấn mạnh cả dân tộc Việt Nam phải chung một ý chí quyết tâm thì sẽ có chuyển biến rất mạnh mẽ. Nếu phát động được quần chúng, giám sát, thúc đẩy thì nhiều việc tốt sẽ được làm, mà không tốn kém tiền bạc.

Thủ tướng cũng khẳng định Chính phủ sẽ lắng nghe, tiếp thu để chất lượng công việc năm 2019 tốt hơn, để người dân cảm thấy rõ Quốc hội, Chính phủ lo cho dân.

Bài liên quan
  • Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
    Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 118/CĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh. Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: Tháo gỡ thể chế chồng chéo, xây dựng Chính phủ thực sự kiến tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO