Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hải Dương

Đăng Chung| 10/04/2018 10:46

Chiều 9/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hải Dương về tình hình kinh tế-xã hội của địa phương. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành.

Phát biểu tại buổi làm việc, đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua của Hải Dương, Thủ tướng nhìn nhận sự phát triển này còn dưới mức tiềm năng. “Nếu chúng ta không có quyết tâm chính trị cao hơn thì chúng ta đang mất dần lợi thế vốn có”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hải Dương
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: VGP).

Từ phân tích vị trí chiến lược, địa chính trị, kinh tế của Hải Dương, đặc biệt là tiềm năng nội lực của người xứ Đông, Thủ tướng đề nghị, Hải Dương cần có ước mơ cao hơn, khát vọng mạnh mẽ hơn.


Chia sẻ tầm nhìn với Hải Dương trong thập kỷ tới, Thủ tướng cho rằng, tỉnh cần phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp của Bắc Bộ và cả nước, trở thành địa phương năng động và phát triển toàn diện, thuộc nhóm đầu của Việt Nam và nghiên cứu xây dựng Hải Dương thành thành phố trực thuộc Trung ương, kết nối Hà Nội và Hải Phòng.


Chìa khóa cho sự thành công của Hải Dương nằm ở khả năng đánh thức tiềm năng của con người, vận dụng những thành tựu công nghệ, sự thuận lợi về yếu tố địa lý và không gian liên kết kinh tế với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh và các trung tâm kinh tế khác của cả nước. 
Hải Dương không chỉ liên kết theo không gian địa lý mà cần phát huy chuỗi liên kết giá trị giữa các địa phương.

Tỉnh cần đẩy mạnh tái cơ cấu các khu, cụm công nghiệp hiện chưa tạo ấn tượng trong phát triển. Cần tái cơ cấu lại hệ thống trường đại học để có trường đại học quy mô, chất lượng cao, có danh tiếng.


Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phân công quy hoạch lại sản phẩm là thế mạnh của địa phương. 
Muốn như vậy, tỉnh cần một chính quyền kiến tạo phát triển, đặt mục tiêu dài hơi hơn, có ý chí, quyết tâm chính trị cao và “phải nằm trong nhóm 20 địa phương có chỉ số tốt nhất về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh”. Đặc biệt, cần tập trung vào các yếu tố đang còn yếu như tính minh bạch, tính năng động, cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp… Sớm phấn đấu tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp của Hải Dương.

Tỉnh cần suy nghĩ sâu sắc về chiến lược trở thành trung tâm công nghiệp của cả nước; cần có quy hoạch với tầm nhìn xa, tối ưu hóa các lĩnh vực phát triển để không mâu thuẫn. 
Phải thu hút những người giỏi, người giàu đến sống và làm việc ở Hải Dương. Thúc đẩy đô thị hóa cả về số lượng và chất lượng. Coi đô thị hóa là động lực quan trọng để đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hải Dương phải tham gia vào chuỗi giá trị du lịch khu vực thông qua các danh thắng và đặc sản của địa phương. Cần chú ý gia cường các nền tảng xã hội, thể hiện qua bảo đảm trật tự xã hội, giải quyết các mâu thuẫn xã hội, không để phát sinh tiêu cực, phức tạp. Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân.


Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến, giải quyết các kiến nghị của Hải Dương với tinh thần tạo mọi điều kiện cho tỉnh phát triển. 
Về kiến nghị liên quan đến nâng cấp đô thị, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, hướng dẫn tỉnh xây dựng cơ chế chính sách để thành phố Hải Dương nhanh chóng phát triển trở thành đô thị động lực vùng đồng bằng sông Hồng, là trung tâm về “văn hóa, sinh thái thân thiện môi trường, du lịch, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ”, là trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ./.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hải Dương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO