Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu hướng tất yếu trong hội nhập

Theo KTĐT| 23/12/2020 06:47

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và có bài phát biểu quan trọng tại Đại hội VI Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của người sản xuất nhỏ

Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phát triển kinh tế tập thể, HTX là chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, được xác định tại các Nghị quyết Đại hội Đảng. Đặc biệt, tại Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng lần thứ 5 (khóa IX), lần đầu tiên T.Ư ban hành Nghị quyết chuyên đề về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trong đó đề ra “đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu hướng tất yếu trong hội nhập

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham quan Triển lãm thành tựu khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2016 - 2020

Nhìn lại quá trình phát triển của khu vực kinh tế tập thể, HTX ở nước ta thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, có thể nhận thấy nét văn hóa đặc trưng nhất đó là dân chủ và đồng thuận, tự nguyện, tự quyết, tự chịu trách nhiệm, cùng góp sức, cùng hưởng lợi, dân chủ và đồng thuận. Kinh tế hợp tác, HTX là con đường để người sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, trên thế giới, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là HTX là mô hình kinh tế phổ biến, mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là ở nước ta, phải làm sao thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, HTX phát triển hiệu quả, bền vững. Đồng thời, phát huy vai trò nòng cốt, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển chung của đất nước.

Qua báo cáo và theo dõi tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã và hoạt động của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng với nhiều kết quả nổi bật đã đạt được. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thẳng thắn thừa nhìn nhận, khu vực kinh tế tập thể, HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Tốc độ tăng trưởng còn thấp so với các khu vực kinh tế khác. Phần lớn HTX có quy mô nhỏ, phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Sự liên kết, hợp tác với nhau và với các loại hình kinh tế khác của các HTX còn yếu.

Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, HTX còn nhiều bất cập; một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm đến hoạt động của HTX. Hoạt động của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam còn nhiều khó khăn, vướng mắc; khả năng huy động nguồn lực còn hạn chế, thiếu nguồn lực hỗ trợ thành viên…

Kỳ vọng những đổi mới, đột phá

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, trong những năm tới, Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và khu vực về hiệp định thương mại tự do; vấn đề về an toàn, chất lượng sản phẩm, an ninh lương thực. Cạnh tranh hàng hóa sẽ diễn ra rất gay gắt, cả thị trường trong nước và quốc tế,nhất là đối với những hộ kinh doanh cá thể.

Đứng trước tình hình đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cần quán triệt sâu sắc rằng: Phát triển kinh tế tập thể phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của Nhân dân, phù hợp với điều kiện thực tiễn và tuân theo quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên cơ sở bảo đảm phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển của tổ chức kinh tế tập thể, HTX và khả năng nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu hướng tất yếu trong hội nhập

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam khoá VI sẽ có nhiều đổi mới, đột phá trong giai đoạn 2020 - 2025

Cơ bản thống nhất với phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và đặc biệt là 5 chương trình hành động trọng tâm đã nêu trong Báo cáo trình Đại hội VI, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hệ thống Liên minh HTX Việt Nam, các bộ ngành, địa phương, HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả 6 giải pháp.

Thứ nhất: Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương, các tổ chức trong hệ thống chính trị để khai thác lợi thế, tiềm năng của mô hình HTX, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, HTX thông qua thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, dịch vụ công và một số nhiệm vụ khác do Chính phủ, bộ, ngành, địa phương giao, uỷ thác.

Thứ hai: Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tập thể, HTX và pháp luật có liên quan (đất đai, thuế, tín dụng...). Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để kinh tế tập thể, HTX phát triển bền vững. Cân đối và bố trí nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước với kinh tế tập thể, HTX phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách và điều kiện cụ thể của đất nước.

Thứ ba: Các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương phải xác định rõ phát triển kinh tế tập thể, HTX là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Các cấp uỷ, chính quyền các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên; phải quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tập thể, HTX, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Thứ tư: Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của HTX theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng trong quản lý HTX; từng bước quản trị hiện đại, có khả năng cạnh tranh và thích nghi với thay đổi của thị trường; đổi mới sáng tạo, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ; nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ quản trị HTX, đặc biệt là người đứng đầu. 

Thứ năm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tập thể, HTX và thu hút thành viên; xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình HTX, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của quốc gia, vùng, địa phương.

Thứ sáu: Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế, khai thác có hiệu quả các nguồn lực, kinh nghiệm, khoa học và công nghệ từ các tổ chức quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế tập thể, HTX.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nhấn mạnh: Kinh tế tập thể, HTX là xu hướng tất yếu trong hội nhập, mở cửa; là mô hình kinh tế của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; là con đường để đưa Nhân dân đến gần hơn với lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội. Đồng thời kỳ vọng trong thời gian tới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý, định hướng, tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển của Nhà nước, khu vực kinh tế tập thể, HTX sẽ tiếp tục có những đổi mới mạnh mẽ, có nhiều bước đột phá, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đề ra.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Hà Nội “trách nhiệm, hành động” trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Nhằm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Thành phố hiệu quả, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm năm 2025 tại kỳ họp thứ 24.
  • Bắc bộ có mưa kéo dài liên tiếp nhiều ngày tới
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện tại khu vực Bắc bộ đang có mưa rào và giông trên diện rộng. Dự báo, đợt mưa này sẽ duy trì và kéo dài đến ngày 2/7 tới đây.
Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu hướng tất yếu trong hội nhập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO