Thủ tướng họp giao ban Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Chinhphu| 17/02/2019 11:45

Chiều 15-2, tại Thừa Thiên-Huế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự giao ban Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm 5 tỉnh, thành phố với dân số trên 6,5 triệu người. Đây là cuộc giao ban đầu tiên của Hội đồng Vùng có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng họp giao ban Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành; lãnh đạo các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, các chuyên gia của nhóm tư vấn phát triển vùng duyên hải miền Trung. Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện là Chủ tịch Hội đồng Vùng.

Theo báo cáo của Hội đồng Vùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2018 đạt 7,7%. Vùng đã hình thành chuỗi 7 đô thị lớn là Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Vạn Tường, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các trung tâm du lịch, dịch vụ, thương mại.

Trong vùng có 4 khu kinh tế (KKT) đang phát triển trải dài trên 609 km bờ biển là KKT Chân Mây - Lăng Cô, KKT mở Chu Lai, KKT Dung Quất và KKT Nhơn Hội, cùng với hệ thống chuỗi khu công nghiệp, khu chế xuất, khai thác lợi thế gần cảng; hệ thống kho bãi quốc gia và quốc tế gắn với hệ thống cảng tổng hợp quốc tế và các đầu mối giao thông liên vùng, xuyên quốc gia...

Nhằm tạo đột phá phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng, toàn vùng miền Trung và Tây Nguyên (19 tỉnh, thành phố) nói chung, nhiều đại biểu kiến nghị Thủ tướng cho phép nghiên cứu xây dựng Quy chế điều phối, liên kết Vùng duyên hải miền Trung.

Là “mặt tiền” của Việt Nam hướng ra Biển Đông, các tỉnh miền Trung đề nghị Thủ tướng, các bộ, ngành trong thời gian tới khi lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, ngành quốc gia cần định hướng nội dung quy hoạch "Xây dựng thành phố biển" trong vùng, trong đó trước hết ưu tiên quy hoạch tuyến đường ven biển để có cơ sở bố trí quỹ đất.

Các đại biểu cũng đề nghị Trung ương ưu tiên nguồn lực đầu tư đồng bộ hạ tầng du lịch, trong đó tập trung các dự án mang tính kết nối như nâng cấp tuyến đường sắt Bắc-Nam; xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao qua Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung...

Về phát triển sản phẩm du lịch, cho phép áp dụng cơ chế ưu đãi nhất theo quy định hiện hành để thu hút đầu tư bảo đảm đến năm 2025 sẽ hoàn chỉnh ít nhất 2 khu du lịch biển, đảo có sức cạnh tranh quốc tế: Chân Mây - Lăng Cô (kết nối vùng du lịch Nam miền Trung với vùng du lịch Bắc miền Trung), Cù lào Chàm (gắn với phố cổ Hội An).
Thủ tướng họp giao ban Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Thủ tướng thăm một số gian hàng trưng bày trong khuôn khổ hoạt động của sự kiện. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

“Làm ăn hai chữ quen mà lạ”, Thủ tướng cho rằng, các tỉnh miền Trung cần đổi mới tư duy, “cách làm ăn”, vì nếu vẫn giữ cách tư duy cũ thì không phát triển được. Các tỉnh miền Trung phải tự phấn đấu vươn lên, tự lực, tự cường, đi trên đôi chân của mình để phát triển giàu mạnh trên cơ sở tiềm năng to lớn của mình về con người, di sản văn hóa, bờ biển đẹp, “cơ sở vật chất to lớn mà Đảng, Nhà nước đầu tư cho các đồng chí”, Thủ tướng nói.

“Tự lực, tự cường phải là định hướng phát triển của từng tỉnh, đặc biệt vùng miền Trung càng phải phấn đấu quyết liệt hơn”, Thủ tướng phát biểu và nhìn nhận, thời gian qua, vùng miền Trung có sự phát triển đáng ghi nhận. Theo Thủ tướng, đây là sự đánh giá đúng mức chứ không phải bệnh thành tích mà nhìn mình đang đứng ở đâu để có niềm tin vươn lên.

“Cơ chế của khu vực là gì để phát triển từ nguồn lực ở đây chứ không phải chỉ là xin ngân sách Trung ương”, Thủ tướng bày tỏ và nhấn mạnh, “các đồng chí phải suy nghĩ vấn đề này”. Tại sao các tỉnh có điều kiện giống nhau nhưng tỉnh A phát triển được còn tỉnh B thì không?

Theo Thủ tướng, miền Trung phải đóng góp vào việc hiện thực hóa khát vọng phát triển du lịch của cả nước, “tại sao Việt Nam chúng ta không đạt 50 triệu khách như Thái Lan, Singapore… mà chỉ mới 15-16 triệu?”.

Tuy nhiên, miền Trung không chỉ có thế mạnh về du lịch mà càng cần phải có khu công nghiệp, đặc biệt là chế tạo, chế biến vì giá trị gia tăng cao. Mũi nhọn nữa với miền Trung là nông nghiệp đặc sản, nông nghiệp phục vụ du lịch. Việc bảo vệ môi trường, trồng rừng, nhất là đầu nguồn, rất quan trọng ở khu vực này.

“Tại sao sông Thu Bồn, sông Trà đục ngầu, mùa đông khô cạn trong khi sông Hương luôn có màu xanh. Các tỉnh miền Trung cần suy nghĩ vấn đề này”, Thủ tướng lấy ví dụ và lưu ý, nếu không đề cập vấn đề này thì sẽ vấp phải sai lầm lớn trong phát triển.
Thủ tướng họp giao ban Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Một câu hỏi nữa mà Thủ tướng đặt ra cho vùng là các tỉnh miền Trung “bứt phá” như thế nào trong năm 2019. Bên cạnh đó, các tỉnh cần đẩy mạnh liên kết vùng, trước hết là liên kết về du lịch. Đây là vấn đề quan trọng, cần làm rõ. Thủ tướng gợi mở về mở tour du lịch 5 tỉnh này, chứ không phải mạnh ai nấy làm. Bên cạnh đó, cần làm đường ven biển để phát triển đô thị ven biển. Xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển các sân bay trong khu vực.

Tại cuộc giao ban, Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo, giải quyết các kiến nghị của Hội đồng Vùng với tinh thần tạo điều kiện cho các tỉnh miền Trung phát triển.
Bài liên quan
  • Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
    Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 118/CĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh. Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • 60 quốc gia tham dự Liên hoan Ẩm thực quốc tế tại Hà Nội
    Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm 2024 với sự tham gia của 60 quốc gia sẽ được tổ chức tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội) từ ngày 7 – 8/12. Đây là sự kiện do Bộ Ngoại giao tổ chức nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa, ẩm thực, ngoại giao, kết nối bạn bè quốc tế với Việt Nam.
  • Hà Nội: phối hợp giữa Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội và Trung tâm Phục vụ hành chính công trong triển khai Đề án 06
    Với quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án 06, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện và bền vững, sự phối hợp này đánh dấu một bước tiến mới trong nỗ lực hợp tác liên ngành, góp phần thúc đẩy hiệu quả cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin - chuyển đổi số.
Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng họp giao ban Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO