Thủ tướng chủ trì họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương

Đặng Sơn Dương| 11/07/2019 15:14

Sáng 4/7 tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí Phó Thủ tướng, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6 trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.

Thủ tướng chủ trì họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Đây là phiên họp thứ hai Chính phủ sử dụng hệ thống e-Cabinet (Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ), sau phiên họp đầu tiên ngay tại lễ khai trương vào ngày 24/6. Cùng dự có lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương; các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các địa phương tại các điểm cầu trong cả nước. Tại điểm cầu Hà Nội, dự phiên họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hoàng Trung Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: Tại phiên họp này, việc khẳng định kết quả đạt được là rất quan trọng. Tôi mong muốn các đồng chí trưởng ngành, lãnh đạo các địa phương đề cập nhiều hơn, tập trung hơn vào những tồn tại, hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức mà đất nước, từng bộ, ngành, địa phương phải đối mặt. Trên cơ sở đó, các đại biểu cùng bàn kỹ để đưa ra đối sách, giải pháp xử lý nhanh, hiệu quả, kiên quyết không để vướng mắc kéo dài, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Tình hình sản xuất, kinh doanh ở một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Có nhiều ý kiến cho rằng, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh chưa thực chất; phát sinh nhiều vấn đề về văn hóa, xã hội, an ninh trật tự cần được quan tâm nhiều hơn, như gian lận thi cử, đạo đức, văn hóa ứng xử, xâm hại trẻ em, tình trạng trẻ em đuối nước, rác thải nhựa, xảy ra nhiều vụ trọng án giết người dã man, đánh bạc trên mạng quy mô lớn, nạn buôn bán ma túy… Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công nhân viên chức đại bộ phận chúng ta là tốt. Anh em có nhiều cố gắng, có trách nhiệm, nhưng vẫn còn một bộ phận nhũng nhiễu, tiêu cực hoặc lơ là, bê trễ trong công việc, nên lãnh đạo cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành cần chấn chỉnh ngay, không để đến khi vi phạm phải xử lý, mất cán bộ. Tình trạng nói hay, làm dở, làm chậm, trách nhiệm thấp, kể cả chuyển lòng vòng, cấp dưới kêu ca, người dân chờ đợi vẫn còn. Với trách nhiệm cao nhất, tiếp thu, lắng nghe và xử lý nhanh những vấn đề tồn tại kéo dài, chúng ta có thái độ nhìn nhận nghiêm túc, thể hiện trách nhiệm nhưng đặc biệt, phải tìm giải pháp khắc phục trong 6 tháng cuối năm - Thủ tướng nhấn mạnh thêm.

Kinh tế - xã hội của Hà Nội đạt được toàn diện trên các mặt

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, ngay từ đầu năm 2019, công tác chỉ đạo, điều hành của Thành phố được triển khai quyết liệt, đến nay, Hà Nội đã hoàn thành 961/1.050 nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao (đạt 92%). Nhìn chung, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội đạt được toàn diện trên các mặt. Kinh tế vĩ mô của Thành phố tiếp tục ổn định, tăng trưởng đạt cao hơn cùng kỳ, với tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) tăng 7,21% (cùng kỳ tăng 7,15%). Thu ngân sách Nhà nước đạt 133.854 tỷ đồng, bằng 50,9% dự toán năm, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong điều kiện có nhiều thách thức, khách du lịch đến Hà Nội vẫn đạt 14,4 triệu lượt (tăng 9,5%), trong đó khách quốc tế đạt 3,3 triệu lượt, tăng 10,6% so với cùng kỳ của năm 2018; tổng doanh thu từ khách du lịch tăng 29,8%.
Từ việc triển khai và thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ "về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021", chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội năm 2018 tăng 4 bậc, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chỉ số cải cách hành chính duy trì vị trí 2/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền tăng 16 bậc (hoàn thành sớm trước 2 năm so với chỉ tiêu của Chính phủ). Hà Nội đã thông qua phương án đơn giản hóa 71 thủ tục hành chính; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt trên 72%.

Trong 6 tháng qua, Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận thành lập mới cho 13.630 doanh nghiệp (tăng 9%); vốn đầu tư xã hội đạt 140 nghìn tỷ đồng, tăng 12,02%. Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội đạt 5,03 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu cả nước. Công tác quản lý và phát triển đô thị, nông thôn của Hà Nội tiếp tục được đẩy mạnh. Thành phố đã xử lý được 5 điểm ùn tắc giao thông; hoàn thành hạ ngầm 96/177 tuyến phố; trồng thêm 166 nghìn cây xanh đô thị; hệ thống hồ nước trên địa bàn tiếp tục được quan tâm cải tạo. Một số chỉ số khác cũng đạt được kết quả khả quan, như: Tỷ lệ cấp đất dịch vụ đạt 73,2%; tỷ lệ cấp nước sạch nông thôn đạt 57,3%; tỷ lệ xã nông thôn mới đạt 83,9%.Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế của Thủ đô tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm...

Để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và cả nhiệm kỳ, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành giải quyết một số vấn đề còn vướng mắc, nhất là việc khuyến khích phát triển kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, giải ngân vốn đầu tư xây dựng... 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng chủ trì họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO