Thêm yêu Hà Nội cùng những điệu múa...

Miên Thảo| 10/10/2018 11:32

Lần thứ 5, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức cuộc thi tác phẩm múa Thăng Long - Hà Nội và biển đảo. “Nối tiếp thành công qua 4 cuộc thi múa Thăng Long - Hà Nội và biển đảo được tổ chức trong những năm qua với 30 tiết mục đã được trao giải, Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội quyết định tổ chức cuộc thi này lần thứ V. Đây là sự kiện Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức hướng tới kỷ niệm 64 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2018. Cũng qua đây, chúng tôi mong muốn phát huy tài năng và lòng yêu nghề của cá

Thêm yêu Hà Nội cùng những điệu múa...
Tiết mục “Cỏ may - cỏ gà” ((biên đạo Nguyễn Khiêm, Mai Như Quỳnh, trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội) giải giải Nhì. Ảnh: HT

Chọn lọc từ mười lăm tiết mục đăng ký dự thi, 8 tiết mục “Hương mộc” (CLB Moomin Hà Nội), “Một thời để nhớ” (Trường cao đẳng Múa Việt Nam), “Cỏ gà - cỏ may”, “Tâm tình”, “Ráng chiều”, “Lung linh phố cổ” (trường Đại học Sân khấu - điện ảnh Hà Nội), “Ký ức mùa thu” (Nhà hát Ca múa nhạc quân đội), “Thư pháp” (Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long) đã đem đến cho cuộc thi biết bao hương sắc Hà Nội lung linh, thơ mộng qua những vũ đạo hiện đại, tươi mới. Mỗi tiết mục đã kể những câu chuyện về cảnh sắc, con người Hà Nội hôm nay và hôm qua. Những “Ráng chiều”, “Một thời để nhớ”, “Ký ức mùa thu”, “Hương mộc”,  “Tâm tình”, “Thư pháp” đều là những câu chuyện của Hà Nội xưa. Đấy là Hà Nội với những cô gái, chàng trai lãng mạn hào hoa giữa những giây phút thanh bình mà cũng thật quả cảm khi xung phong trận tiền. Đấy là Hà Nội huyền diệu thật nồng nàn với tình yêu đôi lứa, thật huyền diệu qua những nét thư pháp, thật nên thơ trong tiếng guốc mộc vọng vang... 

Cùng với đó, Hà Nội hôm nay cũng được các vũ công tái hiện trên sân khấu là một góc phố cổ ồn ào với đủ thứ hàng rong: đánh giầy, gánh hoa tươi, bán báo dạo, ký họa... trong “Lung linh phố cổ”. Và, giữa những ồn ào đó vẫn có chuyện tình của đôi trai gái Hà Nội với những vũ điệu nồng nàn tình tự rằng:  “Tôi yêu Hà Nội. Có lẽ vì những con phố nghìn năm tuổi, lúc thì mang hình hài của một cô thiếu nữ, lúc thì sóng sánh lớp trầm tư của một người con gái chiều nào, có lúc lại như bà lão đã bắt đầu chậm chạp tay chân... Người ta vẫn nói, hơi thở của một người Hà Nội chính là hơi thở của những bước chân vang lên trong từng con ngách nhỏ, là tiếng những bản nhạc không lời lặng lẽ phát ra từ một căn gác nào đó đâu đây. Là những làn gió heo may se sắt chuyển mùa... Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về em – Hà Nội.”

Thêm yêu Hà Nội cùng những điệu múa...
Tiết mục “Một thời để nhớ” (biên đạo: Nguyễn Quỳnh Lan, trường Cao đẳng Múa Việt Nam) giành giải Nhất. Ảnh: HT
Câu chuyện của “Cỏ gà – cỏ may” cũng thật đặc biệt. Chuyện kể rằng: cỏ may xinh đẹp ở bên cỏ gà xấu xí. Cỏ gà mang trong mình một tình yêu đơn phương mãnh liệt nhưng cỏ may chẳng thèm để ý tới. Cỏ gà buồn bã cất tiếng hát mang nỗi ước vọng về tình yêu... Câu chuyện tình đơn phương ấy đã được các vũ công kể lại vừa dữ dội vừa bạo liệt mà không kém phần đắm say... 

Đánh giá cao về cuộc thi, NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội cho biết, cuộc thi được tổ chức với quy mô, chất lượng tốt hơn so với các cuộc thi trước. Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội là đơn vị duy nhất trên cả nước tổ chức cuộc thi nghệ thuật về đề tài Thăng Long – Hà Nội và biển đảo để thúc đẩy nghệ thuật múa gắn với các nhiệm vụ chính trị của văn học nghệ thuật với công chúng Thủ đô. “Những điệu múa về Thăng Long – Hà Nội và biển đảo được thể hiện trên sân khấu là kết quả của sự lao động cần cù, tình yêu và niềm đam mê cháy bỏng với nghệ thuật múa của các biên đạo trẻ đang sống và làm việc tại Thủ đô Hà Nội.” – NSND Trần Quốc Chiêm nói.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Kể - thiết kế trẻ trong lòng di sản” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vừa tổ chức khai mạc triển lãm “Kể - thiết kế trẻ trong lòng di sản” tại khu vực Thái học thuộc Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội).
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
  • Bộ sưu tập tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới
    Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân vừa được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới. Bộ sưu tập này gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, phản ánh biến chuyển của đất nước và đời sống tinh thần của nhân dân ta qua nhiều thời kỳ.
Thêm yêu Hà Nội cùng những điệu múa...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO