Thế khó của Mỹ trên Biển Đông vì khủng hoảng Triều Tiên

08/05/2017 21:48

Vì muốn Trung Quốc giúp kiềm chế Triều Tiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phải gạt bỏ các yêu cầu tuần tra gần những đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Biển Đông.

the-kho-cua-my-tren-bien-dong-vi-khung-hoang-trieu-tien

Tuần dương hạm USS Chancellorsville thuộc biên chế hải quân Mỹ trở về eo biển Luzon, gần đảo Luzon, Philippines, sau chuyến tuần tra Biển Đông năm ngoái. Ảnh: New York Times

Cách đây 6 tuần, Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ yêu cầu các quan chức cấp cao Lầu Năm Góc cho phép một chiến hạm nước này đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp chủ quyền, theo New York Times.

Lúc bấy giờ, hải quân Mỹ có căn cứ vững chắc để tin rằng yêu cầu sẽ được chấp thuận. Suốt thời gian vận động tranh cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã chỉ trích người tiền nhiệm Barack Obama vì quá nhẹ tay trong nỗ lực bảo vệ vùng biển quốc tế ở Biển Đông, nơi Trung Quốc bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo rồi đưa trang thiết bị quân sự đến đây.

Tại phiên điều trần phê chuẩn chức vụ ở thượng viện Mỹ hồi tháng một, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thậm chí còn kêu gọi ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các thực thể này.

Chuyên gia chính sách ngoại giao và các nhà quan sát châu Á chờ đợi hải quân Mỹ tiến hành trở lại các cuộc tuần tra thường xuyên gần vùng lãnh hải mà Trung Quốc xác lập phi pháp xung quanh các đảo nhân tạo, điều ông Obama trước đó thỉnh thoảng cho phép.

Nhưng yêu cầu trên từ Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương cùng hai đề xuất tương tự của hải quân Mỹ trong tháng hai bị các quan chức Lầu Năm Góc gạt bỏ trước cả khi trình lênTổng thống Mỹ. Ông Trump đã trải qua hơn 100 ngày lãnh đạo đất nước song đến nay, vẫn không có chiến hạm Mỹ nào đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo ở Biển Đông, một số quan chức Lầu Năm Góc cho biết.

Nhượng bộ Trung Quốc

the-kho-cua-my-tren-bien-dong-vi-khung-hoang-trieu-tien-1

Hình ảnh chụp từ vệ tinh vào tháng 4/2015 cho thấy Trung Quốc xây dựng trái phép một đường băng trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: AFP

Cây bút Helen Cooper từ New York Times đánh giá quyết định không triển khai các cuộc tuần tra phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy một sự nhượng bộ đáng chú ý ở Mỹ, trong thời điểm chính quyền Trump đang phải nhờ cậy Trung Quốc tháo gỡ cuộc khủng hoảng Triều Tiên.

Hiện chưa rõ Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis hay Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph F. Dunford Jr. hay các cấp phó của họ từ chối ba yêu cầu tuần tra kể trên, song Lầu Năm Góc nói Nhà Trắng không liên quan.

Đề cập đến các hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOPS) của hải quân Mỹ, Robert Daly, giám đốc Viện Kissinger về Trung Quốc và Mỹ tại Trung tâm Wilson ở Washington, nói: "Tất cả những phát ngôn cứng rắn mà ông Trump và ông Tillerson đưa ra cộng với việc giới lãnh đạo chính sách ngoại giao đảng Cộng hòa từng chỉ trích ông Obama không thực hiện FONOPS đến nơi đến chốn mang đến kỳ vọng lớn rằng Trump sẽ sớm thiết lập nên chuẩn mực. Nhưng điều đó đã không xảy ra".

Căng thẳng đang nóng lên trên bán đảo Triều Tiên dường như khiến chính quyền Trump thay đổi các ý tưởng trước đó về cách ứng phó với Trung Quốc, Helen Cooper nhận định.

Trong quãng thời gian chạy đua vào Nhà Trắng, ông Trump từng dùng những lời lẽ đanh thép với Bắc Kinh, cam kết sẽ liệt Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ, đồng thời gây sức ép lên Trung Quốc về thương mại.Tuy nhiên, trước cách hành xử khiêu khích ngày càng leo thang của Triều Tiên hơn ba tháng qua, chính quyền Trump có lẽ chủ trương tạo ra bầu không khí hòa hoãn hơn, nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc để kiềm chế Triều Tiên. 

Thiện chí Tổng thống Mỹ Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tăng tiến dần qua mỗi lần Triều Tiên phóng tên lửa, chuyên gia nhận xét. Tuần trước, sau vụ phóng tên lửa mới nhất Bình Nhưỡng thực hiện, ông Trump viết trên Twitter: "Triều Tiên không tôn trọng các nguyện vọng từ Trung Quốc cũng như chủ tịch đáng tôn kính của nước này khi phóng tên lửa vào hôm nay dù thất bại. Thật tồi tệ!".

Quyết định từ chối yêu cầu từ hải quân Mỹ triển khai chiến hạm đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo tranh chấp ở Biển Đông xuất hiện thường xuyên dưới thời Obama. Thực tế, ông Obama đã phải hứng chịu không ít chỉ trích gay gắt của phe Cộng hòa vì không cho phép thực hiện các cuộc tuần tra như vậy trong hơn hai năm bởi lo ngại nguy cơ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng.

Tháng 10/2015, chính quyền Obama điều khu trục hạm tên lửa Lassen đi vào lãnh hải gần đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng Trung Quốc bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo. Thời điểm đó, Nhà Trắng đã hạ thấp tầm quan trọng của động thái này và chỉ đạo các quan chức Bộ Quốc phòng không thảo luận công khai về chuyến tuần tra vì muốn tránh leo thang xung đột.

the-kho-cua-my-tren-bien-dong-vi-khung-hoang-trieu-tien-2

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ. Ảnh: US Navy

Thái độ lưỡng lự ấy đã bị Trump chỉ trích dữ dội suốt cuộc vận động tranh cử năm ngoái. Trong cuộc phỏng vấn với New York Times hồi tháng 3/2016, ông nhấn mạnh Bắc Kinh đã xây dựng "một pháo đài quân sự và những thứ tương tự mà có lẽ thế giới chưa từng thấy".

"Thật đáng ngạc nhiên! Họ thoải mái làm điều đó vì họ không tôn trọng tổng thống của chúng ta và không tôn trọng đất nước chúng ta", Trump nói.

Tại phiên điều trần phê chuẩn chức vụ ở thượng viện Mỹ, ông Tillerson khẳng định chính quyền Trump sẽ "gửi đến Trung Quốc một thông điệp rõ ràng, trước hết là phải ngừng xây dựng đảo nhân tạo, thứ hai, Trung Quốc không được phép tiếp cận các đảo này".

Giờ đây, cam kết ấy vẫn chưa được thực hiện. Chuyên gia Robert Daly từ Trung tâm Wilson, cho hay Trung Quốc vẫn tiếp tục quân sự hóa đảo nhân tạo và xây các nhà chứa máy bay có khả năng chống bom trên chúng cũng như triển khai thêm trang thiết bị quân sự đến đây.

Bắc Kinh biện minh rằng những hành động đó không phải quân sự hóa đảo nhân tạo. Họ ngang nhiên nói các đảo này thuộc chủ quyền Trung Quốc. Song Mỹ và nhiều nước khác không chấp nhận tuyên bố phi lý này.

Theo các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, ông Mattis và bộ máy lãnh đạo Lầu Năm Góc muốn thận trọng xem xét những hệ lụy chiến lược của các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trong chính sách an ninh quốc gia tổng thể. Dù Mattis không phản đối hoạt động FONOPS, ông vẫn đang đánh giá lại chính sách an ninh của Mỹ trên khắp thế giới.

Mặt khác, Mỹ đang chờ đợi Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên và điều này càng khiến triển vọng về một cuộc tuần tra tự do hàng hải tiếp theo trở nên không rõ ràng, giới quan sát nhận định.

Theo Andrew L. Oros, giáo sư khoa học chính trị và quốc tế, đối với chính quyền Trump, giờ đây, việc ngăn chặn Triều Tiên phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân quan trọng hơn nhiều so với việc đối đầu với Trung Quốc bằng các chuyến tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Oros cho rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Trump vẫn phải giám sát chặt chẽ mọi động thái mà Trung Quốc thực hiện và không được phép thoái lui trong lập trường về tranh chấp ở Biển Đông.

"Tôi hy vọng điều này không tạo ra cho Trung Quốc cảm giác rằng đây là sự thừa nhận ngầm trước các tuyên bố chủ quyền thái quá của Trung Quốc ở vùng biển quốc tế", ông Oros nói.

Hồng Vân

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tháng 4 này sẽ diễn ra chuỗi sự kiện điện ảnh “Như trăng trong đêm”
    Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức, năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn", diễn ra từ 17 - 27/4.
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • GRDP Thủ đô Hà Nội tăng cao nhất trong 5 năm gần đây
    Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025 của Cục Thống kê Thành phố Hà Nội vừa công bố, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố quý I/2025 ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao trong 5 năm gần đây. Điều này tạo đà cho Hà Nội sẽ đạt mức tăng trưởng 8% trở lên theo mục tiêu của Thành phố và của Chính phủ giao.
  • Sôi nổi giải bơi chải tại lễ hội Đền Hùng
    Giải Bơi chải Việt Trì mở rộng năm Ất Tỵ 2025 trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 thu hút hàng trăm người dân tập trung theo dõi.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
  • Hang Sơn Đoòng được bình chọn vào top điểm đến siêu thực trên thế giới
    Tạp chí du lịch Wanderlust (Anh) cuối tháng 3 xếp hang Sơn Đoòng của Việt Nam vào danh sách 9 điểm đến "siêu thực" trên thế giới.
  • Khai mạc Lễ hội truyền thống làng Lực Canh năm 2025
    Ngày 5/4, UBND xã Xuân Canh và nhân dân thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức Lễ hội truyền thống Làng Lực Canh năm 2025.
  • Công nhận Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù là di tích lịch sử cấp Thành phố Huế
    Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù (thị xã Hương Thủy, TP Huế) gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Phù Bài từ thế kỷ XVI được công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành phố Huế.
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
    Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025) và gần 20 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, từ 17/4 đến ngày 20/4//2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
  • "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới"
    Sau thành công ấn tượng từ cuốn sách "Chip War - Cuộc chiến vi mạch" của tác giả Chris Miller, Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả cuốn sách: "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới" của Parmy Olson - một trong những nhà báo công nghệ hàng đầu thế giới, người đã có những đóng góp nổi bật trong việc phân tích và khám phá các xu hướng công nghệ toàn cầu.
  • Thủ đô Hà Nội sẵn sàng đồng hành với “xứ Trà” Thái Nguyên phát triển du lịch
    Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, chia sẻ, sự liên kết, phối hợp giữa Thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch hai địa phương. “Du lịch Hà Nội cam kết không ngừng tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động phát triển du lịch, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của các địa phương và cả nước” – ông Hiếu nhấn mạnh thêm.
Thế khó của Mỹ trên Biển Đông vì khủng hoảng Triều Tiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO