Thái Nguyên tạo sức bật cho năm mới 2022 tràn đầy kỳ vọng

HNM| 01/01/2022 07:13

Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó dự báo, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự linh hoạt, quyết liệt của các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả tích cực.

Thái Nguyên tạo sức bật cho năm mới 2022 tràn đầy kỳ vọng
Tỉnh Thái Nguyên nhận đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm Ngày thành lập tỉnh


Một năm vượt bão


Theo báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên, kinh tế của địa phương duy trì mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,51% (cả nước đạt 2,58%) đã phản ánh kết quả của sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu kép là vừa ngăn chặn, phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế. Sản xuất công nghiệp Thái Nguyên duy trì được đà tăng trưởng và hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2021, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục phát huy vai trò là động lực cho tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Tăng trưởng công nghiệp địa phương đạt mức cao và vượt mục tiêu kế hoạch. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá và đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, góp phần ổn định đời sống của người dân.

Chỉ số giá tiêu dùng của tỉnh tăng thấp; hoạt động thương mại, dịch vụ nói chung, kể cả hoạt động xuất nhập khẩu từng bước được phục hồi và phát triển. Thương mại điện tử tỉnh phát triển khá mạnh, trở thành một kênh phân phối quan trọng, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trong bối cảnh dịch bệnh và phù hợp với xu hướng chuyển đổi số và thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Phát triển văn hoá, xã hội tỉnh đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân ổn định.

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2021 còn một số khó khăn, hạn chế: Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ, giá một số nguyên vật liệu đầu vào, chi phí phòng chống dịch bệnh phục vụ sản xuất tăng, dẫn đến chi phí trung gian của nhiều ngành sản xuất tăng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng trưởng của nhiều ngành, trong đó cóngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Tốc độ tăng trưởng và quy mô kinh tế của tỉnh vẫn chủ yếu dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân còn chiếm tỷ trọng chưa lớn. Trong khu vực nông nghiệp, mặc dù duy trì được đà tăng trưởng ổn định nhưng quy mô sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn nhỏ lẻ, năng suất lao động còn thấp; giá bán sản phẩm chăn nuôi giảm sâu, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Tăng trưởng của khu vực dịch vụ vẫn phụ thuộc vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ công và hoạt động thương mại, trong đó cơ cấu thị phần bán lẻ của khu vực kinh tế cá thể vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Các ngành dịch vụ đều gặp khó khăn do bị ảnh hưởng chung bởi dịch Covid-19.

Thích ứng an toàn, kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển kinh tế

Thái Nguyên xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2022 là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19, đẩy mạnh cải cách hành chính tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, bảo đảm duy trì và thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ổn định đời sống Nhân dân trên địa bàn. Đồng thời, Thái Nguyên triển khai thực hiện tốt các nội dung của Quy hoạch tỉnh sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công 5 năm 2021-2025; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phía Nam của tỉnh, trọng tâm là các dự án có tính liên kết, kết nối vùng; tích cực cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các dự án có tính chất lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thái Nguyên phát triển nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Tỉnh Thái Nguyên tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, làm tốt công tác thông tin truyền thông, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Các chỉ tiêu chủ yếu được Thái Nguyên xác định phấn đấu trong năm mới như:Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 8%, Công nghiệp, xây dựng 58,9%, dịch vụ 30,7%, Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 10,4%, Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN tăng 9%;Giá trị xuất khẩu tăng 9%, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 11% so với năm 2021;GRDP bình quân đầu người 105 triệu đồng/người/năm;Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 18.000 tỷ đồng; Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,5%...

Thái Nguyên tạo sức bật cho năm mới 2022 tràn đầy kỳ vọng

Chương trình Famtrip và Tọa đàm bàn giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với kích cầu du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2021

Năm 2022 Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, trình và phê duyệt quy hoạch chi tiết khu, cụm công nghiệp; tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư thực hiện đầu tư phát triển các dự án xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp khu vực phía Nam của tỉnh. Thái Nguyên ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thái Nguyên khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án lĩnh vực công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, liên kết với hợp tác xã, hộ gia đình, gắn với vùng nguyên liệu và các dự án sử dụng nhiều lao động vào khu vực nông thôn. Thái Nguyên xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để đầu tưxây dựng và phát triển đô thị, nhà ở; các giải pháp quản lý nhà nước về đô thị hoá; phát triển các dịch vụ công trong lĩnh vực phát triển đô thị.

Thái Nguyên đẩy mạnh phát triển lĩnh vực kinh doanh sản phẩm, hàng hóa dịch vụ phục vụ
phòng, chống dịch; phát triển hình thức thương mại điện tử; bưu chính chuyển phát;viễn thông; tài chính - ngân hàng; bảo hiểm; thanh toán online; giáo dục trực tuyến; bán lẻ hàng hóa thiết yếu,... là những lĩnh vực tận dụng được triệt để cơ hội phát triển trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Thái Nguyên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thị trường, giao thương, xúc tiến và thu hút đầu tư; đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trong nước chiếm lĩnh thị trường trong nước và phát triển, mở rộng thị trường nước ngoài. Tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỉnh tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư để sớm triển khai thực hiện các dự án đã được cấp chứng nhận đầu tư; đẩy nhanh tiến độ các dự án dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm; đồng thời kiên quyết thu hồi các dự án không thực hiện theo đúng tiến độ và cam kết đầu tư.

Thái Nguyên tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21
tháng 10 năm 2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030; các Chương trình, Đề án của tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, sản xuất an toàn, phù hợp với nhu cầu thị trường. Tỉnh tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm OCOP của tỉnh gắn với ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, kinh tế số;Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm...

Giải quyết việc làm và an sinh xã hội

Trong năm mới Thái Nguyên tiếp tục triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vữnggiai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Năm 2022, Thái Nguyên quản lý chặt chẽ và chi trả kịp thời, đúng, đủ trợ cấp ưu đãi cho đối tượng Người có công với cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội khác theo quy định. Tỉnh duy trì 100% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công; xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh tích cực triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh và chất lượng đào tạo nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của Nhân dân; triển khai các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Thái Nguyên tiếp tục triển khai các giải pháp, hoàn thành nhiệm vụ năm học
đảm bảo phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Triển khai hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, 2, 6; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, 7, 10 trong năm học 2022 - 2023; quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục; chất lượng các kỳ thi.

Bên cạnh đó năm mới 2022, tỉnh chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về phẩm chất, năng lực học sinh ở các cấp học; tiếp tục triển khai thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi số trong giáo dục. Tỉnh đào tạo kết hợp giữa học trực tuyến và trực tiếp; chuẩn hoá dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên; khai thác hệ thống học liệu và môi trường học tập số. Tỉnh tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học; dành ưu tiên hợp lý cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Tỉnh tập trung xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên bảo đảm quy định về định mức số lượng, chuẩn giáo viên của các cấp học.

Về công tác y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, năm 2022 Thái Nguyên sẽ thực hiện tốt công tác y tế dự phòng; đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vắc xin; đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật do các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... Đồng thời Thái Nguyên sẽ phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở. Đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và mức hưởng thụ văn hóa cho Nhân dân; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thể thao thành tích cao, tăng cường sức khỏe cho Nhân dân...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Thái Nguyên tạo sức bật cho năm mới 2022 tràn đầy kỳ vọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO