TH True milk gây ô nhiễm, dân mòn mỏi ngóng tiền hỗ trợ di dời và “lời hứa gió bay” của bà Chủ tịch Tập đoàn?

Theo Phaply.net.vn| 27/06/2017 21:37

Trang trại chăn nuôi bò sữa với số lượng lên tới 45.000 con của Công ty CP thực phẩm sữa TH (TH True Milk) đã đi vào hoạt động từ nhiều năm nay, song những cư dân bao đời sinh sống tại hai thôn Đông Lâm, Tân Lâm (xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An), nằm sát với trang trại bò sữa và thuộc diện phải di dời do hàng ngày phải đối mặt với ô nhiễm vẫn mòn mỏi trông ngóng chính sách tái định cư, hỗ trợ di dời từ doanh nghiệp. Đứng trước quyền lợi sát sườn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mình, người

45 nghìn con bò và cuộc sống ô nhiễm môi trường của người dân


Nhiều người dân ở Nghĩa Lâm vẫn còn nhớ như in sự việc sáng ngày 30/9/2013, do ảnh hưởng cơn bão số 10 trời mưa to tầm tã đã khiến cho bờ đê hố chứa phân thải từ các trang trại nằm trên đồi Cù Lăng vỡ, khiến toàn bộ chất thải tuôn ào xuống Khe Cạn tràn qua ao cá, san lấp lúa, hoa màu, cây cối nhà cửa của dân gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại lớn về tài sản.

Gần 2 năm trôi qua, nhưng theo phản ánh của một số hộ dân tại thôn Đông Lâm, Tân Lâm nằm ngay sát Cụm 1 ( gồm 3 trang trại nuôi bò sữa) của TH True Milk thì họ vẫn đang phải chịu ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm từ mùi hôi thối từ nước thải, phân bò, côn trùng lây bệnh từ các trang trại của TH True Milk.

Bà Nguyễn Thị Thanh Vinh, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm (Nghĩa Đàn, Nghệ An)
Bà Nguyễn Thị Thanh Vinh, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm (Nghĩa Đàn, Nghệ An)

Ông Trần Văn C, xóm 1, Nghĩa Chính, Nghĩa Lâm nhà chỉ cách trang trại có vài bước chân cho Phóng viên biết, khu vực xung quanh đây hàng ngày phải hứng chịu mùi hôi thối từ phân bò trong các trại chăn nuôi và từ các hố xử lý chất thải của TH True Milk. Có những ngày đến bữa ăn gia đình tôi phải ngồi trên giường bỏ màn xuống vì không đuổi được ruồi, muỗi. Được biết, gia đình ông Trần Văn C cũng nằm trong diện tái định cư, cách đây hơn 2 năm cũng có các đơn vị vào kiểm đếm để phục vụ cho việc tái định cư. Tuy nhiên, việc di dân tái định cư này vẫn chưa thể triển khai được, cho đến nay gia đình ông vẫn dài cổ đợi ngóng tiền đền bù, tái định cư.

Tuy nhiên, đó chưa phải là nỗi ám ảnh nhất của người dân nơi đây phải hứng chịu. Nỗi khiếp sợ của cư dân sống sát các trang trại bò sữa của TH True Milk là gặp phải những hôm thời tiết oi bức, nắng nóng gay gắt, gặp trận gió Đông cư dân nơi đây không dám bước ra đường. Ngồi trong nhà đóng kín cửa, bịt khẩu trang cả ngày thì chẳng khác nào sự tra tấn. Không những vậy nguồn nước từ các giếng nước trước đây rất sạch, có thể dùng để ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng từ khi trại bò được xây dựng phía trên, nguồn nước bơm lên thường sủi bọt, vẩn đục và có mùi tanh lợm. Người dân ở đây chỉ dùng nước giếng để tắm, giặt, còn nước dùng cho ăn uống phải đi xin ở nơi khác.

Theo người dân ở đây cho biết thì những ngày bình thường họ đã phải hứng chịu mùi hôi thối nồng nặc cùng với bụi, bẩn từ phân bò, nước thải được vận chuyển từ xe téc chuyên dụng từ nhà máy chạy rơi rớt, vương vãi khắp các cung đường tại các địa điểm có các cụm nuôi bò sữa – nơi hiện vẫn có rất nhiều hộ dân đang sinh sống.

Cũng nằm trong tình cảnh bị ảnh hưởng từ trang trại bò sữa, một người dân đang sống tại thôn Đông Lâm cho cho Phóng viên biết, gia đình anh thuộc diện diện tái định cư do ở gần và chịu ảnh hưởng nhiều từ trang trại của TH True Milk, tuy nhiên vẫn còn phải chờ. ..

Trang trại bò của Công ty CP thực phẩm sữa TH
Trang trại bò của Công ty CP thực phẩm sữa TH

Trao đổi với Phóng viên về những thắc mắc, băn khoăn của người dân nơi đây, bà Nguyễn Thị Thanh Vinh – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm (Nghĩa Đàn, Nghệ An) cho biết: Về vấn đề ô nhiễm đến nay khắc phục cũng nhiều, thời gian đầu nhà máy vừa làm, vừa triển khai thanh lý đất của nông trường, thiết bị chưa đảm bảo nên ô nhiễm ra trực tiếp. Sau đó người dân phản ánh nhà máy đã phần nào khắc phục, hiện tại họ có nhà máy xử lý phân và nước thải tại trang trại bò. Trên đồi Đông Lâm, là nơi TH True Milk xử lý phân bò, theo bà Vinh, xã cũng trao đổi với TH True Milk, trước khi họ đưa phân ra xử lý hóa chất trong trang trại, “đó là công ty họ nói thế”- Bà Thanh Vinh cho hay.

Theo chính quyền sở tại thì về cơ bản TH True milk đã phần nào giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường nhưng khi Phóng viên đi tìm hiểu thực tế tại hiện trường lại thấy điều ngược lại. Mặc dù hôm Phóng viên đến, trời dịu mát nhưng mùi hôi thối vẫn bốc lên nồng nặc. Đặc biệt, nhiều hộ dân ở nơi đây, buổi trưa đi ngủ vẫn phải mắc màn để tránh ruồi, muỗi, điều mà trước đây không hề có. Không biết, lời khẳng định “cơ bản TH True milk đã phần nào giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường” của chính quyền sở tại cho biết đã thật sự khách quan , hay có bao che cho doanh nghiệp? Câu trả lời xin giành cho các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Nghệ An.

“Lời hứa gió bay” của bà chủ Tập đoàn TH?

Theo tìm hiểu của Phóng viên, có một thực tế hiển hiện ở nơi đây, bên cạnh sự hoành tráng về quy mô chăn nuôi bò sữa hiện đại tiên tiến bậc nhất, doanh nghiệp quảng bá rầm rộ, thì vẫn còn đó những mong mỏi, kiến nghị rất thực tế của người dân địa phương này về môi trường sống, chính sách di dời, tái định cư…Và mong mỏi ấy đã kéo dài nhiều năm mà nay vẫn chưa được hiện, khiến cuộc sống của người dân nơi đây thấp thỏm, bấp bênh thậm chí là lo ngại.

Hố phân thải của Trang trại bò TH True Milk từng bị vỡ năm 2013
Hố phân thải của Trang trại bò TH True Milk từng bị vỡ năm 2013

Liên quan đến việc tái định cư và hỗ trợ tiền di dời cho các hộ dân, Bà Vinh cho biết: Xã Nghĩa Lâm có 2 xóm được thông báo của UBND tỉnh Nghệ An là xóm Đông Lâm và Tân Lâm, trước đây xóm Đông Lâm, Tân Lâm, Nghĩa Chính, Cuồn Đá của Nghĩa Lâm; xóm Sơn Hạ, Sơn Trung của Nghĩa Sơn, xóm Làng Bé của xã Nghĩa Yên là 7 xóm của 3 xã nằm trong khu di dời dân cư. Sau đó một thời gian xét thấy có 2 xóm phải di chuyển toàn bộ là xóm Đông Lâm và Tân Lâm của xã Nghĩa Lâm. 2 xóm có 160 hộ dân trong đó có 25 hộ tự lo chỗ ở, và nhà nước tạo điều kiện cho họ ra đi từ 2013. Hiện tại ở Tân Lâm, đợt 2 có 7 hộ, đợt 3 có 24 hộ làm đơn tự lo chỗ ở. Còn lại các hộ không tự lo được, chờ đi theo khu dân cư mới. Theo Chủ tịch xã Nghĩa Lâm, bà Thái Hương có hứa mỗi hộ dân ra đi sẽ được nhận 25 triệu đồng để hỗ trợ tiền vận chuyển đến nơi ở mới nhưng hiện nay 25 hộ ra đi có đơn kiến nghị chưa được nhận..?

Ông Lê Hồng Sơn, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) cũng xác nhận đến thời điểm này người dân thuộc diện tái định cư ở Nghĩa Lâm vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ 25 triệu đồng. “Tái định cư đối với các hộ tại Nghĩa Lâm mới được 25 hộ, vì xóm đó nằm thấp hơn trang trại chăn nuôi của TH True Milk khi mưa lượng nước chảy xuống, dân đề xuất tái định cư sớm, hỗ trợ 25 triệu hiện nay các hộ chưa được hỗ trợ, TH True Milk trả lời trong tháng 8 sẽ giải quyết. Còn các hộ trong các diện tái định cư, huyện cũng đang đề xuất UBND tỉnh xử lý” .

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
TH True milk gây ô nhiễm, dân mòn mỏi ngóng tiền hỗ trợ di dời và “lời hứa gió bay” của bà Chủ tịch Tập đoàn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO